Top 4 # Cách Sử Dụng Sữa Mẹ Trữ Đông Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Deedee-jewels.com

Có Nên Mua Tủ Đông Mini Trữ Sữa Mẹ? Trữ Sữa Và Sử Dụng Đúng Cách

Có nên mua tủ đông mini trữ sữa mẹ ? Trữ đông sữa mẹ và sử dụng đúng cách

Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Với trẻ sơ sinh, phải được bú sữa mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu để có sức đề kháng tốt nhất. Nên duy trì cho trẻ bú sữa mẹ tới 24 tháng nhằm đảm bảo cho trẻ phát triển toàn diện, khỏe mạnh.

Ngay nay, quá trình nuôi con bằng sữa mẹ được hỗ trợ rất nhiều bởi tủ đông mini trữ sữa mẹ. Kinh nghiệm chia sẻ từ chúng tôi sẽ là gợi ý trả lời cho câu hỏi của bạn có nên mua .

Lý do nên mua tủ đông mini trữ sữa mẹ cho bé:

Trong mỗi cữ bú, thông thường em bé không bú được hết lượng sữa ở cả hai bên bầu sữa của mẹ. Lượng sữa thừa còn lại, các mẹ phải sử dụng dụng cụ hút ra để ngăn chặn nguy cơ tắc sữa hay làm giảm khả năng sản sinh sữa của tuyến sữa.

Lượng sữa vắt ra nếu bảo quản ở nhiệt độ phòng bình thường thì nên sử dụng trong vòng 4 – 6 tiếng sau khi mẹ vắt.

Sữa vắt được bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh thông thường có độ lạnh từ -5 độ tới -10 độ C thì nên dùng trong 2 tuần.

Còn với các dòng tủ đông chuyên dụng thì có độ lạnh sâu dưới -18 độ C nên sữa sau vắt có thể được bảo quản trong 6 tháng.

Việc bảo quản sữa cho bé bằng một tủ đông chuyên dụng riêng biệt, không dung chung với các loại thực phẩm khác sẽ tránh cho sữa mẹ trữ trong tủ bị lây nhiễm chéo từ nguồn vi khuẩn có thể có trong thực phẩm thông thường.

Tủ đông trữ sữa mẹ chuyên dụng giúp các mẹ khi đi làm trở lại vẫn có thể lưu trữ số lượng lớn sữa của mình cho bé dùng dần. Đảm bảo dinh dưỡng cho bé một cách an toàn, tiết kiệm.

Trữ đông sữa mẹ và sử dụng sữa trữ đông đúng cách:

Các dụng cụ trữ sữa, vắt sữa như: bình, cốc trữ sữa bằng thuỷ tinh hoặc nhựa không chứa BPA, túi trữ sữa phải được làm sạch trước khi sử dụng. Bên cạnh đó người vắt sữa phải rửa tay sạch, làm sạch đầu ti trước khi vắt sữa trữ. Sau khi vắt sữa xong bỏ vào túi trữ sữa phải lấy bút ghi lại ngày, tháng, năm lên túi để nhớ thời hạn sử dụng và có kế hoạch dùng hợp lý.

Nên để sữa ở ngăn mát tủ lạnh trước khi đưa vào ngăn đá trữ đông. Tương tự khi muốn ra đông mẹ cũng phải chuyển sữa từ ngăn đông xuống ngăn mát. Đợi sữa rã đông trước khi hâm nóng.

Trước cữ bú vài phút sữa trữ đông đã rã đông được làm ấm bằng máy hâm sữa hay ngâm bình chứa sữa vào một bát nước nóng hoặc. Không pha sữa trữ đông với sữa vừa mới vắt. Không làm nóng sữa mẹ bằng cách đun sôi hoặc cho vào lò vi sóng để tránh làm mất chất dinh dưỡng của sữa.

Có nên mua tủ đông mini trữ sữa mẹ? mua tủ đông loại nào phù hợp

Câu trả lời là nên mua. Bởi so với các dòng tủ lạnh thì các tủ đông chuyên dụng sẽ có độ lạnh sâu hơn. Nên thời gian trữ sữa tới 6 tháng và hạn chế lây nhiễm vi khuẩn vào sữa cho bé.

Tham khảo các loại tủ đông trữ sữa mẹ tốt và kinh tế nhất:

Công ty ĐIện Lạnh Hòa Phát – thuộc tập đoàn Hòa Phát đang cung cấp ra thị trường các sản phẩm tủ đông mini dùng cho trữ sữa mẹ rất tốt và giá rất hợp lý.

Model: HUF 300SR1

Dung tích sử dụng: 106 lít

Kiểu tủ: tủ đông đứng 1 chế độ (Đông)

Số cánh: 1 cánh mở ra phía trước / Số ngăn: 4

Dàn lạnh hợp kim, siêu bền tiết kiệm điện

Công suất: 100 W

Kích thước (RxSxC): 546 x 568 x 954.5 (mm)

Sản xuất tại Việt Nam

Bảo hành: 30 tháng

Loại tủ nằm 1 ngăn, cánh kiểu vali mở lên trên

Dung tích sử dụng 107 lít, chứa được 150 – 200 túi sữa

Lòng tủ bằng nhôm nhăn khử mùi kháng khuẩn, trữa sữa tốt và kinh tế nhất.

Kích thước (rộng x sâu x cao): 56.4 x 59 x 87 cm

Độ lạnh âm sâu -30 độ, trữ sữa tốt nhất

Bảo hành 30 tháng tại nhà toàn quốc, Lỗi 1 đổi 1

Dung tích thực: 100 lít, chứa được 150 – 200 túi sữa

Số ngăn: 1 ngăn đông/ Số cánh: 1 cánh

Chất liệu dàn lạnh: đồng

Đèn chiếu sáng bên trong LED

Nhiệt độ ngăn đông: ≤-18°C

Công suất: 87 (W)

Kích thước: 615 x 620 x 845 (mm)

Môi chất lạnh: R600a

Bánh xe: 4 bánh xe chịu lực

Bảo hành: 24 tháng

Dung tích thực: 100 lít, chứa được 150 – 200 túi sữa

Số ngăn: 1 ngăn đông/ Số cánh: 1 cánh

Mặt kính cường lực: xanh ngọc

Chất liệu dàn lạnh: đồng

Công nghệ tiết kiệm điện: Thường

Nhiệt độ ngăn đông: ≤-18°C

Công suất: 87 (W)

Kích thước: 62 x 59 x 84.5 cm

Môi chất lạnh: R600a

Bánh xe: 4 bánh xe chịu lực

Bảo hành: 24 tháng

Địa chỉ mua tủ đông mini trữ sữa mẹ chính hãng có giá rẻ nhất:

Tủ Đông Việt Phát – Hàng chính hãng, giá tiết kiệm VP: 245 Tam Trinh – Hoàng Mai – Hà Nội Kho Hàng: Tựu Liệt – Thanh trì – Hà Nội Email: tudongvietphat@gmail.com

Hotline: 098.599.8481 MIỄN PHÍ GIAO HÀNG CÁC ĐÔ THỊ TOÀN MIỀN BẮC

Hướng Dẫn Sử Dụng Tủ Đông Trữ Sữa Mẹ Đúng Cách &Amp; An Toàn #Fitobimbi

Tủ đông trữ sữa mẹ hay tủ lạnh trữ sữa mẹ là loại tủ chuyên dùng để bảo quản sữa mẹ đông lạnh trong thời gian dài. Thực chất, tủ trữ sữa chỉ là tên gọi nói tới nhu cầu bảo quản sữa mẹ chứ không phải các thực phẩm khác. Về kết cấu và thiết kế của tủ trữ đông sữa mẹ hoàn toàn tương đồng với những chiếc tủ lạnh gia đình bình thường.

Thông thường, trong mỗi cữ bú trẻ sẽ không bú đều hết được cả 2 ti, hoặc vì một số lý do nào đó mẹ không thể cho bé bú hay bé không chịu ti. Sữa mẹ thì về quá nhiều, lượng sữa còn lại nếu không được hút ra sẽ khiến ngực mẹ bị căng cứng, khó chịu, thậm chí ảnh hưởng tới chất lượng của sữa.

Để ngăn chặn tình trạng này, mẹ cần vắt sữa ra ngoài bằng tay hoặc sử dụng máy hút sữa. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là sữa mẹ vắt ra ngoài bảo quản như thế nào? Bởi quá 4 tiếng để ở nhiệt độ phòng sữa mẹ sẽ bị hỏng. Lúc này, tủ đông trữ sữa chính là cách giải quyết tuyệt vời để mẹ bảo quản và dự trữ sữa cho bé yêu.

Bên cạnh đó, có tủ đông trữ sữa chuyên dùng còn giúp các mẹ khi hết kỳ nghỉ thai sản, quay trở lại làm việc vẫn lưu trữ được số lượng lớn sữa cho bé dùng dần. Đảm bảo việc cho trẻ dùng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời.

Trữ sữa mẹ trong tủ lạnh có đảm bảo chất lượng?

Việc trữ sữa mẹ trong tủ lạnh là cách bảo quản sữa được rất nhiều các bà mẹ tại các nước tân tiến áp dụng. Và trong thời gian gần đây đã trở lên phổ biến hơn tại Việt Nam. Nhưng liệu rằng dùng tủ lạnh trữ sữa mẹ có đảm bảo chất lượng sữa cho bé yêu không?

Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc từng ra công bố: Sữa mẹ bảo quản trong tủ đông chuyên dụng vẫn đảm bảo tính nguyên thủy. Sữa trữ đông được đánh giá là có thành phần dinh dưỡng cũng như kháng thể chỉ kém sữa mẹ bú trực tiếp một chút và tốt hơn hẳn so với các loại sữa bột.

Yếu tố chất lượng của sữa sẽ không bị ảnh hưởng khi bảo quản trong tủ đông. Điều quan trọng ở đây là cách bạn trữ đông sữa trong tủ lạnh thế nào, có tuân thủ các hướng dẫn về công tác chuẩn bị hay không, rã đông sữa ra sao? Đó mới là điều mẹ cần lưu ý.

Sữa mẹ để tủ lạnh bảo quản được bao lâu?

Như đã đề cập ở trên, sữa mẹ sau khi vắt sẽ không sử dụng được quá 4 tiếng. Vì lúc này sữa đã bị biến chất do vi khuẩn xâm nhập. Bên cạnh đó, sữa mẹ còn rất giàu thành phần đạm và đường, do đó nó sẽ rất dễ bị lên men, ôi thiu,.. ở nhiệt độ phòng. Trẻ khi ăn sữa đã để lâu sẽ có nguy cơ bị tiêu chảy và các vấn đề đường ruột. Vì vậy, trữ sữa trong tủ lạnh là điều đúng đắn mẹ cần làm.

Thời gian bảo quản sữa trong tủ lạnh còn tùy thuộc vào bạn dùng loại tủ nào, cất trữ trong ngăn mát hay ngăn đá. Cụ thể như sau:

Mẹ trữ sữa trong tủ lạnh mini: Thiết kế loại tủ này sẽ chỉ có đúng 1 cửa đóng cho cả ngăn mát và ngăn đá nên nhiệt độ sẽ bị thay đổi liên tục. Và vì thế nên chỉ có bảo quản sữa mẹ tối đa 2 tuần.

Mẹ trữ sữa trong tủ 2 cánh: Thời gian bảo quản có thể lên tới 3 – 6 tháng khi để ở ngăn đá. Trong khí đó, nếu mẹ trữ sữa ở ngăn mát tủ lạnh thì hạn sử dụng tối đa chỉ là 48 giờ.

Mẹ trữ sữa trong tủ đông chuyên dụng: Có thể trữ tối đa 6 tháng – 1 năm. Tuy nhiên không nên trữ quá lâu, dùng càng sớm sẽ càng tốt.

Hướng dẫn sử dụng tủ trữ đông sữa mẹ

Các dụng cụ trữ sữa mẹ để tủ lạnh

Túi trữ sữa và bình sữa là hai dụng cụ đã quá quen thuộc với các mẹ bỉm luôn con bằng sữa mẹ. Mỗi một loại đều sở hữu những ưu nhược điểm riêng. Tùy theo điều kiện và nhu cầu sử dụng của cá nhân mà mẹ hãy chọn loại trữ sữa thích hợp:

Bình sữa, cốc sữa bằng nhựa hoặc thủy tinh

Loại này bền hơn túi trữ sữa vì khó bị vỡ hoặc rò rỉ. Bên cạnh đó, mẹ có thể dễ dàng làm sạch dụng cụ này để dùng cho những lần sau. Một số loại bình trữ sữa trên thị trường còn có thể gắn trực tiếp được với máy hút sữa, cho phép bạn vắt sữa, lưu trữ và cho bé ăn sữa từ cùng một bình, giúp tiết kiệm thời gian tối đa. Đặc biệt, bình trữ sữa bằng thủy tinh hay nhựa còn giúp bảo quản sữa trong tủ đông nhiều ngày hơn.

Túi trữ sữa

Loại này thường dùng một lần. Mẹ nên chọn túi sữa có dây kéo, dày để bảo quản tốt hơn cho sữa. Túi trữ sữa trước khi sử dụng cần được khử trùng. Sử dụng túi trữ sữa sẽ thuận tiện hơn bình sữa hay cốc trữ sữa, bởi nó chiếm ít không gian tủ đông. Tuy nhiên, túi trữ sữa sẽ không bền, dễ bị rò rỉ, không chịu được áp lực va đập. Nhưng đổi lại, khi cần rã đông sữa, túi trữ sữa sẽ tan ra nhanh hơn.

Bút ghi chú

Ngoài ra, khi trữ sữa trong tủ đông mẹ còn cần chuẩn bị một dụng cụ cũng hết sức quan trọng khác, đó chính bút để ghi chú thời gian vắt sữa để biết được hạn sử dụng của tùng bịch sữa.

Mẹ nên lựa chọn các bình sữa, túi trữ sữa có đánh số “1”, “2”, “4”, “5” để thuận tiện hơn trong việc đong đếm tỷ lệ.

Với bình trữ sữa, chất liệu nhựa hay thủy tinh không quan trọng, điều mẹ cần lưu ý chính là dụng cụ đó được làm từ nguyên liệu gì, có đảm an toàn vệ sinh thực phẩm hay không. Mẹ nên lựa chọn các dụng cụ trữ sữa có ghi rõ BPA-free, bởi đây là nguyên liệu không chứa hóa chất Bisphenol – A độc hại.

Hút sữa trước khi bỏ vào tủ trữ sữa mẹ

Trước khi bắt đầu hút sữa, bạn hãy dùng chiếc bút đã chuẩn bị từ trước đó, viết lên bao bì thông tin về ngày, giờ, số ml sữa khi hút ra. Điều này sẽ giúp mẹ quản lý được hạn dùng của sữa tốt hơn, biết được thứ tự sử dụng và loại bỏ những bịch sữa đã quá hạn.

Tiếp đó, mẹ hãy sử dụng máy hút sữa hoặc dùng tay để vắt sữa đều cả 2 bên ngực rồi dồn hết lượng sữa vắt được vào bình sữa hoặc túi trữ sữa. Việc vắt sữa sẽ tốn khá nhiều thời gian và công sức, mẹ nên kiên nhẫn cho đến khi vắt đến dòng sữa cuối – là khi ngực không còn cảm giác căng.

Bên cạnh đó, mẹ không nên vắt sữa liên tục, hãy chia thành các cữ, khoảng 5-7 lần vắt mỗi ngày. Cuối cùng, hãy đóng nắp bình thật chặt. Còn với túi trữ sữa thì mẹ chọn loại túi có thiết kế đặc biệt để khóa nắp dễ dàng hơn.

Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh an toàn

Sau khi lượng sữa vắt ra đã được chia vào những chiếc bình hay túi trữ sữa, mẹ hãy để ngay vào ngăn mát tủ lạnh. Trường hợp bé không ăn hết lượng sữa đó trong ngày, mẹ nhớ cất vào trong ngăn đá của tủ đông.

Mặt ngoài của các bịch sữa đã được ghi rõ thông tin ngày tháng cũng như dung tích. Do đó khi sắp xếp mẹ cũng nên để ý, ưu tiên các bịch sữa có hạn dùng gần cho ra ngoài, xa cất vào trong. Các bịch sữa nên cách nhau khoảng 1cm để tránh nhiễm khuẩn chéo.

Bên cạnh đó, trước khi chuyển các bịch sữa lên ngăn đá, mẹ nên cất chúng dưới ngăn mát từ 6 – 8 tiếng. Đồng thời, khi lấy sữa ra mà chưa sử dụng hết mẹ phải cho vào ngăn mát trước cũng trong khoảng thời gian đó. Việc làm này sẽ giúp nhiệt độ sữa không bị thay đổi đột ngột, tránh ảnh hưởng tới chất lượng.

Ngoài ra, trong quá trình bảo quản sữa trong tủ đông, mẹ cần lưu ý một số điều như sau:

Mẹ tuyệt đối không nên đổ lượng sữa mới vào bình sữa cũ. Nếu lượng sữa mới ít, mẹ muốn dồn bình để đủ sữa cho bé ăn trong lần tiếp theo, hãy cho sữa mới vào ngăn mát tủ lạnh, khi nhiệt độ của hai loại sữa tương đương nhau thì mẹ mới nên dồn chung vào một bình.

Sữa mẹ đông lạnh sẽ gây ra hiện tượng nổi váng dầu, do chất béo bị tách riêng và trôi nổi lên trên. Hiện tượng này hoàn toàn bình thường, không phải dấu hiệu sữa mẹ bị hỏng. Do đó, khi rã đông sữa, mẹ nên lắc nhẹ bình để chất béo trong sữa được phân phối lại đều.

Trong quá trình trữ sữa trong tủ đông, mẹ nên không nên thường xuyên mở tủ lạnh. Tốt nhất nên đầu tư riêng một chiếc tủ để phục vụ cho nhu cầu bảo quản sữa, tránh lây nhiễm chéo vi khuẩn từ các thực phẩm có trong tủ lạnh.

Mẹ không nên để bình sữa ở bên cánh tủ lạnh. Bởi vị trí này không được phân phối nhiệt độ ổn định làm hạn sử dụng của sữa sẽ ngắn hơn so với thông thường.

Sữa để tủ lạnh sẽ có mùi hôi, tanh. Để kiểm soát mùi vị của sữa, mẹ cần thực hiện đúng quy trình vắt sữa, vệ sinh dụng cụ trữ sữa thật sạch cũng như cách bảo quản sữa theo đúng hướng dẫn.

Trữ sữa là giải pháp tối với trong trường hợp mẹ mất sữa hoặc sữa quá ít. Tuy nhiên, nếu lượng sữa mẹ hoàn toàn ổn định, hãy ưu tiên cho trẻ ăn sữa mới để bé hấp thụ tối đa dinh dưỡng.

Rã đông sữa mẹ để tủ lạnh

Các chuyên gia khuyến cáo rằng, khi rã đông sữa, mẹ không nên dùng sức nóng của lò vi sóng để làm tan. Bởi, quá trình này có thể sẽ bẻ gãy liên kết dinh dưỡng cũng như kháng thể có trong sữa. Nguy hiểm nhất là có thể hình thành các “hạt nóng” gây bỏng đường ruột.

Thay vào đó, mẹ hãy rã đông sữa theo cách tự nhiên, để sữa tan ra từ từ ở nhiệt độ phòng. Hoặc mẹ có thể đặt bình sữa hay túi trữ sữa vào chén nước ấm. Cách rã đông này tuy mất nhiều thời gian nhưng lại giúp bảo toàn được nguyên vẹn dinh dưỡng và kháng thể có trong sữa, cũng như không làm mất đi mùi vị tự nhiên của sữa.

Bạn chỉ cần làm sữa tan ra, không cần hâm nóng sữa. Bên cạnh đó, sữa đã được rã đông, mẹ hãy cho trẻ bú trong vòng 24 tiếng. Bởi quá thời gian này, sữa sẽ bị biến đổi chất, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.

Bảo quản sữa mẹ để tủ lạnh khi mất điện

Trong quá trình bảo quản sữa mẹ để tủ lạnh sẽ không thể tránh khỏi tình trạng mất điện. Để đối phó với tình huống này, mẹ nên chuẩn bị thùng giữ lạnh, đồng thời sắp xếp thêm đá cây ở dưới để giữ cho sữa không bị tan ra, gây ảnh hưởng đến hạn dùng của sữa.

Trong tủ lạnh luôn luôn để một túi đá khô để phòng trường hợp mất điện hoặc cho vào thùng để mang sữa đi xa.

Ngay khi có điện, mẹ hãy chuyển sữa trở lại vào ngăn đá.

Trường hợp không có tủ lạnh, mẹ cần trữ sữa trong một khoảng thời gian ngắn, hãy cất sữa ở những nơi khô thoáng, tránh ánh nắng mặt trời hay những khu vực quá nóng.

Hoặc mẹ có thể đặt bịch trữ sữa vào thùng đá hoặc trong khăn lạnh. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp được khuyến khích. Khi không có tủ lạnh, tốt nhất mẹ nên cho bé ăn sữa ngay, chỉ được sử dụng trong vòng 1-2h.

Các loại tủ trữ sữa được các mẹ ưa chuộng

Tủ Đông Mini Toshiba

Tủ đông mini Toshiba loại 198l là giải pháp trữ sữa đắc lực giúp các mẹ có thể bảo quản sữa trong thời gian tối ưu. Bên cạnh đó, ngăn chứa của tủ đông mini Toshiba 198l còn vô cùng rộng rãi, thoải mái, với các khăn nhựa đi kèm giúp mẹ có sắp xếp bịch sữa một cách khoa học.

Điểm đặc biệt của loại tủ đông trữ sữa này đó chính là khả năng làm lạnh rất nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu bảo quản sữa của mẹ. Bên cạnh đó, trong tủ lạnh còn được trang bị hệ thống đèn led giúp mẹ dễ quan sát và tìm kiếm đồ bên trong.

Tủ trữ sữa chuyên dụng Aqua

Đây là loại tủ đông chuyên dụng, phù hợp cho những mẹ nào có nguồn sữa dồi dào, bé bú khỏe. Tủ có thiết kế 2 ngăn riêng biệt, cho mẹ dễ dàng sắp xếp cũng như đủ công suất để làm lạnh được lượng sữa lớn.

Mỗi ngăn tủ lạnh đều có trang bị hệ thống đèn led cùng 1 nút điều chỉnh chế độ, giúp mẹ có thể kiểm soát được nhiệt độ trong tủ lạnh. Tủ lạnh trữ sữa chuyên dụng Aqua hoạt động rất êm ái, bạn có thể đặt ở bất cứ vị trí nào trong nhà mà không sợ ảnh hưởng tới giấc ngủ.

Tủ đông Hòa Phát

Tủ trữ sữa mẹ đông Hòa Phát loại 100l có thiết kế 1 ngăn rất tiện lợi cho những mẹ có nhu cầu bảo quản sữa ở số lượng vừa phải. Thiết bị có công suất tiêu thụ rất thấp, tiết kiệm nguồn điện tối đa cho người dùng mà vẫn đảm bảo trữ sữa trong thời gian dài mà không gây biến chất.

Tủ đông Alaska BD

Tủ đông Alaska BD loại 150l có thiết kế vô cùng nhỏ gọn, không chiếm dụng quá nhiều diện tích nhà bạn. Ưu điểm nổi bật của dòng sản phẩm này đó chính là khả năng vận hành êm ái, nhiệt độ ổn định, rất thích hợp với nhu cầu bảo quản sữa của các mẹ nuôi con nhỏ.

Tủ có thiết kế 1 ngăn, bên trong có núm vặn điều chỉnh nhiệt độ cho mẹ kiểm soát được chất lượng của sữa. Bên cạnh đó, tủ lạnh còn được trang bị 2 bánh xe rất thuận lợi trong việc di chuyển. Đồng thời, còn có thêm 2 chân để cố định bánh xe trên sàn chắc chắn.

Đừng Mắc Sai Lầm Khi Bảo Quản, Trữ Đông Sữa Mẹ!

1. Các dụng cụ dùng để bảo quản sữa

Túi trữ sữa: nên chọn loại lớp dây kéo, dầy chất lượng tốt. Túi trữ sữa thường được khử trùng trước, dùng một lần và an toàn khi đông lạnh

Bình sữa hoặc hộp đựng sữa, cốc trữ sữa bằng thuỷ tinh hoặc nhựa không chứa BPA, có thể rửa sạch và dùng bảo quản lại nhiều lần

Bút để ghi ngày, tháng, năm vắt, hút sữa lên bịch.

Nên mua túi trữ sữa hay bình trữ sữa?

Mỗi loại dụng cụ như túi trữ sữa hay bình chứa sữa đều có ưu nhược điểm riêng, các mẹ có thể lựa chọn loại dụng cụ bảo quản phù hợp với điều kiện sinh hoạt của mình:

Túi trữ sữa: thuận tiện hơn bình hoặc hộp trữ sữa vì chiếm ít không gian trong tủ lạnh của bạn, khi cần rã đông thì túi trữ sữa sẽ tan ra nhanh hơn và chỉ sử dụng 1 lần nên không mất thời gian làm sạch.

Tuy nhiên, túi trữ sữa không bền, không chịu được lực va đập mạnh, có thể bị rách hoặc thủng túi và khi rã đông, các mẹ cần rót sữa trong túi sang cốc hoặc dụng cụ khác để bé dễ ăn uống hơn.

Bình trữ sữa: bền hơn túi trữ sữa ít bị vỡ hoặc rò rỉ. Và vì chúng có thể làm sạch và tái sử dụng, chúng cũng thân thiện với môi trường hơn. Bình lưu trữ bằng nhựa có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian vì nhiều nhà sản xuất có thể gắn trực tiếp bình sữa vào máy hút sữa của bạn cho phép bạn bơm, lưu trữ và sau đó cho bé ăn từ cùng một bình.

Tuy nhiên với các bình bằng thủy tinh khi làm rơi có thể bị vỡ, gây nguy hiểm cho mẹ và bé.

2. Khi bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh cần thực hiện

2.1. Lựa chọn dụng cụ trữ sữa phù hợp

Hộp, bình đựng sữa phải được khử trùng sạch sẽ, hoặc mẹ có thể sử dụng các loại túi trữ sữa có khóa zip an toàn, được thiết kế đặc biệt cho việc lưu trữ sữa mẹ.

Bình bằng thủy tinh hoặc nhựa sẽ giúp mẹ bảo quản sữa tốt trong thời gian dài hơn so với túi trữ sữa.

Bảo quản sữa mẹ trong túi hoặc bình chuyên dụng

2.2. Ghi ngày, giờ và số ml sữa đã vắt trên mặt bình

Trước khi bạn bắt đầu vắt sữa vào túi lưu trữ hoặc hộp đựng, bạn nên viết lên bao bì thông tin về ngày và thời gian khi hút ra. Điều này giúp các mẹ quản lý về hạn dùng của sữa, biết thứ tự ưu tiên khi sử dụng hoặc loại bỏ sữa đã quá hạn.

Ghi số ngày, giờ và số ml lên bình, túi trữ sữa

2.3. Thời gian bảo quản sữa mẹ

Nhiệt độ phòng trên 26 °C: tối đa 1 giờ

Nhiệt độ phòng khoảng 25 °C, sữa mẹ có thể sử dụng tối đa trong 2 giờ

Nhiệt độ phòng từ 19-20°C, sữa mẹ có thể sử dụng tối đa trong vòng 4 giờ

Ở nhiệt độ dưới 15 °C, sữa mẹ có thể sử dụng tối đa 8 giờ

Ngăn mát tủ lạnh: 48 giờ

Ngăn đá tủ lạnh nhỏ (tủ lạnh một cửa): 2 tuần

Ngăn đá tủ lạnh hai cửa (ngăn đá có cửa riêng): 4 tháng

Trữ đông bằng tủ đông lạnh chuyên dụng -18 đến -20°C: 6 tháng

2.4. Bảo quản, trữ đông sữa khi mất điện hoặc khi không có tủ lạnh

Trường hợp mất điện lâu, mẹ cần mua hoặc mượn thùng giữ lạnh, đồng thời, mua thêm đá cây để giữ cho sữa đông không bị tan chảy.

Luôn dự trữ một túi đá khô ở trong tủ lạnh là điều lý tưởng. Khi bị cúp điện mẹ hoàn toàn có thể sử dụng túi đá khô để bảo quản sữa mẹ tạm thời, hoặc mẹ cần mang sữa đi xa.

Khi có điện, mẹ lại chuyển sữa trở vào ngăn đá.

Khi không có tủ lạnh: Mẹ cần để sữa mẹ nơi khô thoáng, mát, tránh ánh nắng và nơi quá nóng.

Có thể đặt bình hoặc túi trữ sữa trong khăn lạnh hoặc thùng chứa đá, tuy nhiên đây cũng không phải là cách tối ưu. Khi không có tủ lạnh, sữa mẹ sẽ nhanh hỏng hơn và đối với sữa mới vắt thì chỉ sử dụng được trong khoảng 1-2h.

3.Lưu ý quan trọng trong quá trình bảo quản, lưu trữ sữa mẹ

– Khi sữa rã đông, chất lỏng sẽ có sự giãn nở, tăng diện tích chứa. Do đó khi đổ sữa vào bình hoặc túi zip, mẹ không nên đổ đầy, hãy để khoảng trống ở đầu để tạo khoảng trống cho sự dãn nở. Tốt nhất là để đông lạnh sữa trong lượng phù hợp với nhu cầu của trẻ từ 60 – 120ml.

Khi đổ sữa vào túi trữ sữa hãy để khoảng trống ở đầu để tạo khoảng trống cho sự dãn nở

– Nếu trong quá trình trữ sữa, lượng sữa một lần mẹ hút được ít, mẹ muốn dồn bình để đủ lượng sữa cho một lần ăn của trẻ, mẹ không đổ trực tiếp sữa “tươi” mới vắt vào sữa cũ. Nên để sữa mới vào tủ mát, khi nào nhiệt độ hai bình sữa tương đương nhau thì mẹ mới dồn sữa vào chung một bình, dãn nhãn và chuyển lên ngăn đá tủ lạnh hoặc tủ đông.

– Sữa mẹ đông lạnh sẽ tách riêng vì chất béo trôi nổi lên trên – hiện tượng sữa mẹ nổi váng dầu. Sự tách lớp này không có nghĩa sữa mẹ bị hỏng hoặc không sử dụng được. Sau khi làm tan sữa mẹ, lắc thùng chứa nhẹ nhàng và chất béo sẽ phân phối lại đều.

Sữa mẹ đông lạnh sẽ tách riêng vì chất béo trôi nổi lên trên

– Khi bảo quản sữa trong tủ lạnh, các mẹ nên hạn chế mở cửa tủ lạnh thường xuyên. Đồng thời không nên để sữa đông ở cánh tủ lạnh. Hai yếu tố này thường khiến nhiệt độ bảo quản không ổn định, dễ làm sữa biến chất, ảnh hưởng đến chất lượng sữa và sức khỏe của trẻ khi sử dụng sữa trữ đông này.

– Mẹ chỉ nên cho con sử dụng sữa bảo quản dài ngày trong trường hợp quá ít sữa hoặc mất sữa hoàn toàn, ưu tiên sử dụng sữa mới để con hấp thụ được tối đa dưỡng chất.

– Sửa được làm lạnh, trữ đông sẽ có mùi tanh, hôi khi cho bé tái sử dụng. Để hạn chế tình trạng sữa mẹ có mùi tanh hôi do bảo quản, mẹ cần kiểm tra mùi vị của sữa trước khi đem trữ đông; đảm bảo quy trình hút vắt sữa, vệ sinh dụng cụ hút sữa cũng như quy trình trữ đông sữa mẹ. Lưu ý, trước khi cho bé dùng sữa đã được trữ, mẹ cần hâm nóng sữa mẹ đúng cách.

Hy vọng kiến thức về cách bảo quản sữa mẹ sau khi vắt ra do Ích Mẫu Lợi Nhi cung cấp sẽ giúp mẹ biết cách bảo quản, dự trữ sữa cho con tốt hơn, đảm bảo giữ nguyên được dưỡng chất và các chất dinh dưỡng cho con.

Thu Hoài (biên tập)

Cách Bảo Quản Sữa Mẹ Bằng Túi Đá Khô Trữ Sữa

1. Đá khô là gì?

Đá khô trữ sữa hay còn gọi là gel đá khô là 1 loại gel có đặc tính giữ lạnh rất lâu bằng cách chuyển trạng thái từ lỏng sang rắn khi cho vào tủ đông. Khi đá gel chuyển đổi từ trạng thái rắn sang lỏng ở mức 0 độ C, một lượng nhiệt lớn từ môi trường sẽ được hấp thu vào đá gel do chất giữ lạnh bên trong có nhiệt nóng chảy lớn. Vì vậy đá khô được ứng dụng để giữ lạnh dược phẩm, thực phẩm là chủ yếu.

2. Sử dụng đá khô bảo quản sữa mẹ

– Cho túi đá khô trữ sữa vào trong ngăn làm đông của tủ lạnh tối thiểu 2 tiếng trước khi sử dụng

– Cho bình sữa hoặc bình trữ sữa cùng túi đá khô vào túi giữ nhiệt đựng bình sữa. Mẹ cần sử dụng ít nhất 2 túi đá khô để làm mát sữa đã được vắt ra.

– Có thể sử dụng túi đá khô bảo quản sữa trong khoảng 8 tiếng. Tuy nhiên, mẹ cần đạt được trạng thái rắn của đá khô và tối thiểu 2 tiếng trong tủ đông trước khi dùng

Túi đá khô có thể tái sử dụng nhiều lần, khi về đến nhà, mẹ bỏ đá khô khỏi túi xách và đưa vào tủ đông để sáng hôm sau có thể dùng tiếp. Đừng quên kết hợp với túi giữ nhiệt để có thể ủ mát cho sữa được lâu hơn.

Túi đá khô bảo quản sữa mẹ Unimom

Đây là sản phẩm phổ biến bậc nhất ở Việt Nam khi có mặt trong hầu hết các siêu thị mẹ và bé. Túi đá khô Unimom là thương hiệu sản phẩm Hàn Quốc với cách thiết kế nhỏ gọn và tiện dụng, có thể sử dụng để bảo quản lạnh trong vòng 8 tiếng liên tục. Giá bán sản phẩm 30.000đ/túi và mẹ cần ít nhất 2 túi để bảo quản sữa đã vắt ra.

Bộ đá khô bảo quản sữa mẹ Medela

Hãng Medela không bán lẻ sản phẩm túi đá khô bảo quản sữa mẹ mà bán cả bộ bao gồm túi giữ nhiệt, túi đá khô, bình trữ sữa. Sản phẩm được làm từ nhựa PP an toàn, túi đá khô Medela có thể giữ nhiệt liên tục từ 8 tiếng – 10 tiếng. Giá cả bộ đá khô Medela khoảng 550.000đ – không bao gồm bình trữ sữa.

Bộ túi giữ nhiệt và đá khô Bebe

Có thiết kế và công dụng rất giống với bộ đá khô Medela chỉ khác chút xíu về logo trên túi giữ nhiệt và giá bán. So với giá bán 550.000đ của Medela, bộ đá khô Bebe rẻ hơn chút xíu chỉ với 490.000đ/bộ. Thời gian bảo quản sữa cũng có thể kéo dài từ 8 tiếng – 10 tiếng liên tục. Sản phẩm có 2 loại: bộ size đại – trữ được 4 bình trữ sữa dung tích 250ml và bộ size trung – trữ được 4 bình trữ sữa dung tích 150ml.