Top 7 # Cách Sử Dụng Bình Cứu Hỏa Co2 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Deedee-jewels.com

Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Bình Cứu Hỏa Đúng Cách

Trang bị kiến thức về cách sử dụng bình cứu hỏa là điều cần thiết mà bất kì ai cũng nên làm. Không chỉ những người thực hiện công tác chuyên môn về chữa cháy, cứu hộ cứu nạn mới cần. Mà để bảo vệ tính mạng, tài sản của bản thân và những người xung quanh thì đây là việc làm hết sức cần thiết.

Hiện nay, tại các thành phố lớn, nơi tập trung nhiều tòa nhà cao tầng, chung cư, hầm để xe, xưởng sản xuất, văn phòng làm việc, cửa hàng kinh doanh vật liệu dễ cháy nổ,… cần phải trang bị các loại bình chữa cháy khác nhau. Nếu đám cháy mới phát sinh không được dập tắt sẽ càng nghiêm trọng hơn.

Cách sử dụng bình cứu hỏa xách tay

Bình loại xách tay có ưu điểm là nhỏ gọn, dễ sử dụng, tính linh hoạt cao, thường được sử dụng để chữa các đám cháy mới phát sinh. Các loại đám cháy lớn không thể sử dụng loại này để chữa cháy bởi sẽ không mang lại hiệu quả. Lượng khí có trong loại bình này không nhiều, chỉ xịt khoảng vài giây là sẽ hết tùy loại.

Nếu phát hiện có đám cháy mới phát sinh, di chuyển bình một cách nhanh nhất đến vị trí xảy ra đám cháy. Nếu là bình bột khô cần lắc và xóc vài lần để bột tơi và hòa lẫn với khí trơ có trong bình thành hỗn hợp. Giật chốt hãm kẹp để sử dụng bình. Lựa chọn hướng gió để đứng ở vị trí phù hợp, tránh để gió tạt lửa vào người. Đứng ở khoảng cách khoảng 1,5 mét tùy loại bình. Hướng thẳng vòi phun vào gốc lửa, bóp van để bột chữa cháy phun ra. Khi phun nếu khí yếu thì tiến lại gần đến lúc đám cháy được dập tắt hoàn toàn thì dừng.

Cách sử dụng bình cứu hỏa xe đẩy

Không giống như bình chữa cháy xách tay, bạn cần phải di chuyển bình bằng cách đẩy. Phía dưới được thiết kế bởi 2 bánh xe để thuận tiện cho việc di chuyển. Sau khi đẩy bình đến vị trí xảy ra đám cháy, kéo vòi rulo dẫn bột ra và hướng vòi thẳng vào gốc lửa. Sau đó, giật chốt an toàn, kéo van trên miệng bình sao cho vuông góc với mặt đất. Cầm chặt vòi phun, bóp cò để khí hoặc hỗn hợp bột và khí được phun ra.

Lưu ý bên cạnh cách sử dụng bình cứu hỏa

Ngoài biết cách sử dụng bình cứu hỏa, nắm rõ đặc điểm và tính chất của từng loại bình để chữa các đám cháy khác nhau cho phù hợp và hiệu quả. Khi dập các đám cháy bởi chất lỏng phải phun lên bề mặt cháy, tránh phun trực tiếp thẳng xuống chất lỏng làm đám cháy to hơn.

Địa chỉ: KP. LK3, P. Tam Phước, TP. Biên Hòa, T.Đồng Nai

Điện thoại: 093.7071.024

Website: https://baoholongchau.com

Email: longchau.bhld@gmail.com

Hoang Cuong

Cách Sử Dụng Bình Chữa Cháy Co2

Cách sử dụng bình chữa cháy CO2

( 03-08-2016 – 09:29 AM ) – Lượt xem: 4286

Cách sử dụng bình chữa cháy Co2, hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy CO2, bình cứu hỏa CO2 các loại. Biết cách sử dụng bình pccc, bình chữa cháy CO2 đúng cách, thiết bị pccc mong rằng việc này sẽ giúp cho công việc phòng cháy chữa cháy nhanh gọn hơn, góp phần đảm bảo an toàn tính mạng và của cải vật chất.

Cách sử dụng bình chữa cháy Co2, hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy CO2, bình cứu hỏa CO2 các loại. Biết cách sử dụng bình pccc, bình chữa cháy CO2 đúng cách, thiết bị pccc mong rằng việc này sẽ giúp cho công việc phòng cháy chữa cháy nhanh gọn hơn, góp phần đảm bảo an toàn tính mạng và của cải vật chất.

A) Cách sử dụng bình chữa cháy CO2 và nguyên lý chữa cháy:

Khi xảy ra cháy, xách bình chữa cháy CO2 tiếp cận đám cháy, một tay cầm loa phun hướng vào gốc lửa tối thiểu là 0,5m còn tay kia mở khóa van bình.

Mở van bình bằng cách giật chốt kẽm hãm, hướng vòi phun vào gần gốc lửa càng tốt (tối thiểu 0.5m), bóp chặt cò bóp để khí CO2 phun ra. Do có sự chênh lệch về áp suất, CO2 lỏng trong bình thoát ra ngoài qua hệ thống ống lặn và loa phun chuyển thành dạng như tuyết thán khí, lạnh tới -790C.

Khi phun vào đám cháy CO2 có tác dụng làm loãng nồng độ hỗn hợp hơi khí cháy, đồng thời làm lạnh vùng cháy dẫn tới triệt tiêu đám cháy.

Chú ý khi sử dụng bình chữa cháy CO2

– Trước khi phun ở phòng kín, phải báo cho mọi người ra hết khỏi phòng, phải dự trù lối thoát ra sau khi phun khí CO2 vì khi phun thì sẽ tạo ra chất CO rất độc.

– Vì bình chữa cháy CO2 có nhiều loại nên cần phải đọc hướng dẫn, nắm kỹ tính năng tác dụng của từng loại bình để bố trí dập các đám cháy cho phù hợp.

– Khi phun phải cầm bình thẳng đứng, đứng ở đầu hướng gió (cháy ngoài); đứng gần cửa ra vào (cháy trong), phải phun tắt hẳn lửa mới ngừng phun.

– Khi dập các đám cháy chất lỏng phải phun bao phủ lên bề mặt cháy, tránh phun xục trực tiếp xuống chất lỏng đề phòng chúng bắn ra ngoài, cháy to hơn.

– Đề phòng bỏng lạnh, chỉ được cầm vào phần nhựa, cao su trên vòi và loa phun, đòn bẩy, khi phun xong tránh cầm bình trực tiếp.

Cách Sử Dụng Các Loại Bình Cứu Hỏa Một Cách Hiệu Quả Nhất

Cách sử dụng bình cứu hỏa thế nào là hiệu quả và đúng nhất dành cho tất cả mọi người khi chúng ta không được học qua trường lớp.

Trước điều kiện phương tiện, lực lượng phòng cháy chữa cháy còn ‘mỏng’ , cơ động chữa cháy còn nhiều khó khăn, thì nhất là địa bàn khu vực thành phố, các cơ sở, cơ quan, gia đình đều luôn phải trang bị cho bản thân cách phòng cháy chữa cháy tốt nhất để đảm bảo an toàn không chỉ tại nơi mình làm việc và sinh sống mà còn đảm bảo an toàn cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Vậy những bình cứu hỏa – chúng ta sẽ sử dụng chúng như thế nào đây?

2. Giải thích ký hiệu ghi trên vỏ bình

Bình cứu hỏa dạng bột thường được sử dụng là loại bình có ký hiệu ABC-2; ABC-4; ABC-8 hoặc BC-2; BC-4; BC-8.

– Các chữ cái A, B, C trên bình thể hiện khả năng dập cháy của bình cứu hỏa đối với các đám cháy khác nhau. Cụ thể:

+ A: Chữa các đám cháy chất rắn như: gỗ, bông, vải, sợi…

+ B: Chữa các đám cháy chất lỏng như: xăng dầu, cồn, rượu…

+ C: Chữa các đám cháy chất khí như: gas (khí đốt hoá lỏng),…

– Các số 2, 4, 8 thể hiện trọng lượng bột được nạp trong bình, đơn vị tính bằng kilôgam.

Tuỳ theo mỗi loại bình cứu hỏa có thể dập tắt được các đám cháy chất rắn, lỏng, khí cháy, đám cháy điện và thiết bị điện mới phát sinh. Ví dụ bình cứu hỏa ký hiệu ABC có thể dùng để chữa cháy hầu hết các đám cháy chất rắn, chất lỏng, chất khí dễ cháy… Bột cứu hỏa không độc, không dẫn điện, có hiệu quả cao; thao tác sử dụng bình đơn giản, dễ kiểm tra, dùng để chữa cháy những đám cháy nhỏ, mới phát sinh.

Khi mở van (tuỳ từng loại bình có cấu tạo van khoá khác nhau thì cách mở khác nhau) bột khô trong bình được phun ra ngoài nhờ lực đẩy của khí nén (nén trực tiếp với bột hoặc trong chai riêng) qua hệ thống ống dẫn. Khi phun vào đám cháy bột có tác dụng kìm hãm phản ứng cháy và cách ly chất cháy với ôxy không khí, mặt khác ngăn cản hơi khí cháy tiến vào vùng cháy dẫn đến đám cháy bị dập tắt.

– Chuyển bình tới gẩn địa điểm cháy.

– Lắc xóc vài lần nếu là bình bột loại khí đẩy chung với bột (MFZ).

– Chọn đầu hướng gió hướng loa phun vào gốc lửa.

– Giữ bình ở khoảng cách 1,5 m tuỳ loại bình.

– Bóp van để bột chữa cháy phun ra.

– Khi khí yếu thì tiến lại gần và đa loa phun qua lại để dập tắt hoàn toàn đám cháy.

– Đẩy xe đến chỗ có hỏa hoạn, kéo vòi rulo dẫn bột ra, hướng lăng phun bột vào gốc lửa.

– Giật chốt an toàn (kẹp chì), kéo van chính trên miệng bình vuông góc với mặt đất.

– Cầm chặt lăng phun chọn thuận chiều gió và bóp cò, bột sẽ được phun ra.

– Đọc hướng dẫn, nắm kỹ tính năng tác dụng của từng loại bình để bố trí dập các đám cháy cho phù hợp.

– Khi phun phải đứng ở đầu hướng gió (cháy ngoài); đứng gần cửa ra vào (cháy trong).

– Khi phun phải tắt hẳn mới ngừng phun.

– Khi dập các đám cháy chất lỏng phải phun bao phủ lên bề mặt cháy, tránh phun xục trực tiếp xuống chất lỏng đề phòng chúng bắn ra ngoài, cháy to hơn.

– Khi phun tuỳ thuộc vào từng đám cháy và lượng khí đẩy còn lại trong bình mà chọn vị trí, khoảng cách đứng phun cho phù hợp.

– Bình chữa cháy đã qua sử dụng cần để riêng tránh nhầm lẫn.

– Khi phun giữ bình ở tư thế thẳng đứng

6. Cách kiểm tra, bảo quản bảo dưỡng

– Để nơi dễ thấy, dễ lấy thuận tiện cho việc chữa cháy.

– Đặt ở nơi khô ráo, thoáng gió, tránh những nơi có ánh nắng và bức xạ nhiệt mạnh, nhiệt độ cao nhất là 50 độ C.

– Nếu để ngoài nhà phải có mái che.

– Khi di chuyển cần nhẹ nhàng. Tránh tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao, thiết bị rung động.

– Phải thường xuyên kiểm tra bình theo quy định của nhà sản xuất hoặc ít nhất 3 tháng/lần. Nếu kim chỉ dưới vạch xanh thì phải nạp lại khí.

– Bình cứu hỏa sau khi đã mở van, nhất thiết phải nạp đầy lại, trước khi nạp tháo các linh kiện bịt kín, loai bỏ, làm sạch các phần đã bị nhiễm bột.

– Nếu còn áp suất, trước khi tháo phải giảm áp suất bằng cách bóp van từ từ cho khí thoát dần ra, kim áp kế chỉ về trị số O. Khi mở nghe tiếng “xì xì”, phải lập tức ngừng và kiểm tra lại.

– Trước mỗi lần nạp khí mới và sau 5 năm sử dụng, vỏ bình phải được kiểm tra thủy lực, sau khi đạt cường độ yêu cầu mới được phép sử dụng, tối thiểu là 30 MPa.

– Kiểm tra khí đẩy thông qua áp kế hoặc cân rồi so sánh với khối lợng ban đầu.

– Kiểm tra khối lượng bột bằng cách cân so sánh.

2. Tính năng tác dụng và đặc tính kỹ thuật của bình cứu hỏa CO2

Bình cứu hỏa loại xách tay dùng để dập tắt các đám cháy nhỏ mới phát sinh: Đám cháy chất rắn, chất lỏng và hiệu quả cao đối với đám cháy thiết bị điện, đám cháy trong phòng kín, buồng hầm.

Bình cứu hỏa bằng Dioxit cacbon thường được dùng để dập các đám cháy thiết bị điện tử, đồ vật quý hoặc thực phẩm vì khi phun không lưu lại chất chữa cháy (CO2) trên vật cháy nên không làm hư hỏng thêm vật.

Không dùng đioxit cacbon để dập các đám cháy than hay kim loại nóng đỏ, vì:

CO là khí độc và rất dễ nổ.

Khi mở van bình, do có sự chênh lệch về áp suất, CO2 lỏng trong bình thoát ra ngoài qua hệ thống ống lặn và loa phun chuyển thành dạng như tuyết thán khí, lạnh tới – 78,90C. Khi phun vào đám cháy CO2 có tác dụng làm loãng nồng độ hỗn hợp hơi khí cháy, đồng thời làm lạnh vùng cháy dẫn tới triệt tiêu đám cháy.

Khi xảy ra cháy, mang bình tiếp cận đám cháy, một tay cầm loa phun hướng vào gốc lửa, khoảng cách miệng loa phun đến gốc lửa càng gần càng tốt, tay kia mở khoá van bình.

5. Những điều cần chú ý khi sử dụng và bảo quản bình khí CO2

– Không sử dụng bình khí CO2 để chữa các đám cháy có kim loại kiềm, kiềm thổ, than cốc, phân đạm. Vì khi phun khí CO2 vào đám cháy sẽ sinh ra phản ứng hoá học, trong phản ứng đó sẽ tạo ra khí CO là loại khí vừa độc hại vừa có nguy hiểm cháy nổ làm cho đám cháy phát triển phức tạp thêm.

– Khi phun phải cầm vào phần gỗ hoặc phần nhựa của loa phun, tránh cầm vào phần kim loại và nhất là không để khí CO2 phun vào người sẽ gây bỏng lạnh.

– Không nên dùng bình khí CO2 chữa các đám cháy ở nơi trống trải, có gió mạnh vì hiệu quả thấp.

– Khi chữa cháy các thiết bị có điện cao thế phải đi ủng và găng tay cách điện; chữa cháy trong phòng kín phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho người.

– Đặt bình ở nơi râm mát, dễ thấy, dễ lấy, thuận tiện khi sử dụng. Không để bình ở nơi có nhiệt độ cao quá 550C dễ gây hiện tượng tăng áp suất dẫn đến nổ bình nếu van an toàn không hoạt động.

– Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế nếu thấy hỏng hóc các bộ phận của bình: Loa phun, vòi phun, van khoá. Sửa chữa, thay thế những bình bị rò khí.

– Phương pháp kiểm tra lượng CO2 trong bình: Phổ biến là phương pháp cân, nếu thấy lượng CO2 giảm so với lượng CO2 ban đầu là bình bị rò khí.

Sử Dụng Công Nghệ Đá Khô Co2 Vào Bảo Quản Cá Ngừ Và Hải Sản

Hiện nay việc nghiên cứu bảo quản thủy hải sản đánh bắt, đặc biệt là cá ngừ đại dương đang được nghiên cứu để gia tăng giá trị cho sản phẩm xuất khẩu. Công nghệ đá CO2, vật liệu mới (PU), và hoạt chất sinh học Polyphenol là những công nghệ mới cần nghiên cứu sử dụng trong lĩnh vực khai thác hải sản.

Công nghệ bảo quản hải sản bằng đá CO2

Bảo quản sản phẩm hải sản sau khai thác trên tàu cá bằng đá khô (đá CO2) thay cho đá cây thông thường giúp tăng chất lượng sản phẩm hải sản như cá ngừ đại dương, đảm bảo VSATTP Công nghệ đá khô được làm từ carbon dioxide sạch (CO2), trước tiên làm lạnh để tạo khí CO2 lỏng, sau đó đi qua các bồn nén áp lực để tạo ra khí đóng băng (dạng tuyết) CO2 rắn và dạng khí (hơi) của CO2. Các “tuyết” sẽ được thủy lực ép thành khối đá khô và bột viên.

Đá khô có độ lạnh nhanh và sâu (tới gần -800C) nên giữ cho sản phẩm hải sản vừa đánh bắt lên được tươi. Đá khô nhỏ, gọn nên việc vận chuyển thuận lợi, kinh tế. Thời gian giữ lạnh của đá khô lâu: ở nhiệt độ thường (25¸350C) thì đá khô sẽ tan hoàn toàn trong khoảng thời gian từ 18¸20giờ. Khi bảo quản trong thùng xốp giữ nhiệt thì với 50kg đá khô sẽ có mức tiêu hao tương đương 10%/ngày; với 20kg đá khô sẽ có mức tiêu hao tương đương 30%/ngày (lượng đã khô càng nhiều thì mức tiêu hao càng chậm). Khi gặp nhiệt độ cao, đá khô sẽ thăng hoa thành khí CO2 mà không tan chảy ra nước như đá nước thông thường. Khí CO2 có tác dụng chính trong việc ức chế vi khuẩn gram âm. Đây là loại vi khuẩn gây hư hỏng ở nhiệt độ thấp. Ngược lại vi khuẩn gram dương ít bị ức chế và vi khuẩn lactic ít nhạy cảm nhất. Nấm mốc và nấm men cũng bị ức chế nên sản phẩm hải sản sau khai thác trên tàu cá sẽ được bảo quản lâu hơn. Việc sử dụng đá khô để bảo quản sản phẩm hải sản sau khai thác trên tàu cá đã khắc phục được những nhược điểm của đá cây.

Bên cạnh đó, việc tận dụng các khí thải CO2 tạo thành sản phẩm có giá trị kính tế và tránh được ô nhiễm tập trung cũng là một vấn đề cần được quan tâm cho một nền kinh tế phát triển theo hướng thân thiện môi trường. Năm 1990, Việt Nam phát thải 21,4 triệu tấn CO2, năm 2004, phát thải 98,6 triệu tấn CO2, tăng gần 5 lần. Phát thải các khí CO2 của Việt Nam tăng khá nhanh trong nhiều năm qua. Dự tính tổng lượng phát thải các khí nhà kính của Việt Nam sẽ đạt 233,3 triệu tấn CO2 tương đương vào năm 2020, tăng 93% so với năm 1998. Mặc dù, bình quân đầu người về lượng khí thải CO2 hiện nay chưa cao tuy nhiên với tốc độ phát triển công nghiệp hóa như hiện nay cùng với sự gia tăng mạnh mẽ các phương tiên giao thông cơ giới cá nhân…, đây là nguồn khí dồi dào để tạo ra sản phẩm đá khô phục vụ cho lĩnh vực khai thác hải sản.

Công nghệ vật liệu mới Polyurethane (PU), tạo hầm bảo quản sản phẩm hải sản trên tàu cá bền, ít thất thoát nhiệt

– Ứng dụng công nghệ vật liệu mới Polyurethane (PU). PU là vật liệu mới nhưng đã nhanh chóng được sử dụng với số lượng rất lớn trên thế giới. PU được sử dụng rộng rãi vì các tính chất cơ lý của nó thỏa mãn được các yêu cầu vừa phổ biến vừa khắc khe của sản phẩm mà các loại vật liệu tổng hợp khác không có.

– Với đặc tính của keo dán, bám dính rất tốt, cấu trúc dạng bọt rất kín và ít thấm nước nên dễ sử dụng, chống thấm tốt, trọng lượng nhẹ và bền. Đặc biệt là độ cách nhiệt rất tốt, đáp ứng mọi quy cách, hình dạng, ngõ ngách, khả năng chịu nhiệt tốt, sức bám mạnh với thành khuôn mà không cần sử dụng keo hay hóa chất nào khác. Vật liệu nhẹ, kết cấu vững chắc, cường độ chịu nén cao, thích hợp với việc nâng cao độ bền của hầm bảo quản sản phẩm hải sản sau khai thác trên tàu cá. Không tham gia phản ứng với các sản phẩm dầu và chậm bắt lửa. Các đặc tính trên phù hợp với yêu cầu của loại vật liệu cách nhiệt cần được ứng dụng trong các hầm bảo quản sản phẩm hải sản sau khai thác trên tàu khai thác hải sản xa bờ.

– Sản phẩm PU sau khi pha chế bằng máy được phun trực tiếp vào khuôn được thiết kế sẵn trên tàu cá. Việc ứng dụng vật liệu mới PU đang được ứng dụng rộng rãi trên thế giới và đã thể hiện tính ưu việt của nó (như đã nêu trên). Chính vì thế ứng dụng PU vào xây dựng hầm bảo quản sản phẩm hải sản sau khai thác trên tàu khai thác hải sản xa bờ sẽ góp phần nâng cao chất lượng bảo quản sản phẩm hải sản sau khai thác, giúp kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm hải sản được tốt hơn, chất lượng sản phẩm bảo đảm tăng hiệu quả chuyến biển.

Sử dụng hoạt chất sinh học Polyphenol từ thực vật để bảo quản sản phẩm sau khai thác trên tàu cá thay thế cho các kháng sinh bị cẩm nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Ngày nay, nhu cầu sản phẩm hải sản đạt chất lượng, đảm bảo VSATTP là nhu cầu cấp thiết. Đặc biệt là các sản phẩm xuất khẩu sang thị trường châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản đòi hỏi phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng. Với các quy định nghiêm cấm hoặc hạn chế sử dụng các chất bảo quản, phụ gia tổng hợp gây mất an toàn thực phẩm. Xu hướng trên thế giới hiện nay là sử dụng các hoạt chất sinh học trong tự nhiên để thay thế các chất bảo quản, phụ gia tổng hợp trong bảo quản và chế biến thực phẩm vì các hoạt chất sinh học tự nhiên không chỉ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm mà còn có tác dụng phòng chữa bệnh và nâng cao sức khỏe.

Chất sinh học dùng trong bảo quản hiện nay chủ yếu là dùng loại Polyphenol được sản xuất ra từ các loại rau, củ ăn được như: hành, tỏi, nấm rơm, trà xanh có thông dụng trên mọi miền của tổ quốc với giá thành rất rẻ. Vì thế việc áp dụng hoạt chất sinh học Polyphenol để kéo dài thời hạn bảo quản sản phẩm hải sản sau khai thác trên tàu cá là hoàn toàn khả thi.