Top 4 # Cách Sử Dụng Bình Chữa Cháy Cầm Tay Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Deedee-jewels.com

Cách Sử Dụng Bình Chữa Cháy Co2

Cách sử dụng bình chữa cháy CO2

( 03-08-2016 – 09:29 AM ) – Lượt xem: 4286

Cách sử dụng bình chữa cháy Co2, hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy CO2, bình cứu hỏa CO2 các loại. Biết cách sử dụng bình pccc, bình chữa cháy CO2 đúng cách, thiết bị pccc mong rằng việc này sẽ giúp cho công việc phòng cháy chữa cháy nhanh gọn hơn, góp phần đảm bảo an toàn tính mạng và của cải vật chất.

Cách sử dụng bình chữa cháy Co2, hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy CO2, bình cứu hỏa CO2 các loại. Biết cách sử dụng bình pccc, bình chữa cháy CO2 đúng cách, thiết bị pccc mong rằng việc này sẽ giúp cho công việc phòng cháy chữa cháy nhanh gọn hơn, góp phần đảm bảo an toàn tính mạng và của cải vật chất.

A) Cách sử dụng bình chữa cháy CO2 và nguyên lý chữa cháy:

Khi xảy ra cháy, xách bình chữa cháy CO2 tiếp cận đám cháy, một tay cầm loa phun hướng vào gốc lửa tối thiểu là 0,5m còn tay kia mở khóa van bình.

Mở van bình bằng cách giật chốt kẽm hãm, hướng vòi phun vào gần gốc lửa càng tốt (tối thiểu 0.5m), bóp chặt cò bóp để khí CO2 phun ra. Do có sự chênh lệch về áp suất, CO2 lỏng trong bình thoát ra ngoài qua hệ thống ống lặn và loa phun chuyển thành dạng như tuyết thán khí, lạnh tới -790C.

Khi phun vào đám cháy CO2 có tác dụng làm loãng nồng độ hỗn hợp hơi khí cháy, đồng thời làm lạnh vùng cháy dẫn tới triệt tiêu đám cháy.

Chú ý khi sử dụng bình chữa cháy CO2

– Trước khi phun ở phòng kín, phải báo cho mọi người ra hết khỏi phòng, phải dự trù lối thoát ra sau khi phun khí CO2 vì khi phun thì sẽ tạo ra chất CO rất độc.

– Vì bình chữa cháy CO2 có nhiều loại nên cần phải đọc hướng dẫn, nắm kỹ tính năng tác dụng của từng loại bình để bố trí dập các đám cháy cho phù hợp.

– Khi phun phải cầm bình thẳng đứng, đứng ở đầu hướng gió (cháy ngoài); đứng gần cửa ra vào (cháy trong), phải phun tắt hẳn lửa mới ngừng phun.

– Khi dập các đám cháy chất lỏng phải phun bao phủ lên bề mặt cháy, tránh phun xục trực tiếp xuống chất lỏng đề phòng chúng bắn ra ngoài, cháy to hơn.

– Đề phòng bỏng lạnh, chỉ được cầm vào phần nhựa, cao su trên vòi và loa phun, đòn bẩy, khi phun xong tránh cầm bình trực tiếp.

Hướng Dẫn Sử Dụng Bình Chữa Cháy Bột Và Co2

Việc trang bị cách sử dung các loại bình pccc cho nhân viên qua các buổi tập huấn, diễn tập phòng cháy chữa cháy là yêu cầu gần như bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp, công ty tại Việt Nam.

Bảng hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy

Bảng hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy

Đối với những công ty, kho xưởng việc trang bị bảng hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy hay bộ tiêu lệnh chữa chý là không thể thiếu. Những trang bị này tuy nhỏ nhưng sẽ góp 1 phần rất lớn vào việc nâng cao ý thức của công nhân, nhân viên trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy.

Hướng dẫn sử dụng bình cứu hỏa

Hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy bằng bột:

Vỏ bình chữa cháy được sơn màu đỏ đặc trưng, thường được đúc bằng thép có hình trụ, thân bình thường được gắn nhãn mác xuất sứ, hạn sử dụng và các thông số kỹ thuật khác trên bình. Bên trong bình là một lượng lớn khí nén và bột khô. Phía trên miệng bình có hệ thống van xả, dồng hồ đo áp suất, vòi phun, chốt.

Chú thích thông số trên vỏ bình chữa cháy bột:

ABC-2; ABC-4; ABC-8 hoặc BC-2; BC-4; BC-8 là ký hiệu cơ bản của những bình chữa cháy dạng bột.

Bình chữa cháy bột dùng để chữa đám cháy nào ?

Dựa trên những ký hiệu trên bình chữa cháy bột ABC hay BC mà từ đó bạn có thể biết được bình dùng để chữa những đám cháy loại nào.

Những chữ cái A – B – C ở trên đại diện cho khả năng dập cháy của bình đổi với những đám cháy có mức độ khác nhau. Cụ thể trên bình bột thường có ký hiệu ABC hoặc AB tương ứng như sau:

Class A: chữa các đám cháy từ chất rắn hữu cơ như gỗ, vải, giấy.

Class B: chữa các đám cháy từ chất lỏng như xăng, dầu…

Class C: chữa các đám cháy từ chất khí như gas, metan…

Các số còn lại là số KG bột có trong bình. vd: MFZ8 là bình chữa cháy 8kg, MFZ4 là bình chữa cháy 4kg (lưu ý số kg là số cân nặng của chất chữa cháy)

Công năng:

Tùy theo từng loại bình chữa cháy có ký hiệu khác nhau thì có thể dập tắt được những đám cháy với mức độ khác nhau. Ưu điểm của bình chữa cháy bột là có thể dập được những đám cháy bắt nguồn từ nguồn điện. Bột trong bình không dẫn điện, không độc lại có tác dụng rất mạnh trong việc ngăn lửa. Chủ yếu sử dụng để chữa, dập những đám chảy nhỏ, mới phát sinh. Bình dễ dàng kiểm tra, bảo dưỡng.

Nguyên lý hoạt động của bình chữa cháy:

Khi bóp van bình nhờ vào sự chênh lệch áp suất của trong và ngoài bình thì bột khô theo lượng khí nén sẽ thoát ra theo hệ thống vòi dẫn. Ngay khi được phun ra lượng bột trong bình sẽ kìm hãm và làm tắt ngọn lửa nhờ ngăn cách vật liệu gây cháy với oxy, dần dần thu nhỏ ngọn lửa đến khi tắt.

Hướng dẫn sử dụng các loại bình chữa cháy bột:

Loại này bạn chỉ cần giật chốt kẹp chì trên trên bình sau đó có thể bóp van và xịt ngay lập tức.

Trước khi xịt cần lắc vài lần để có tác dụng tốt nhất, sau đó rút chốt kẹp chì, bắt đầu xịt vào gốc của ngọn lửa thường đứng cách ngọn lửa từ 1m trở lên để bảo đảm an toàn và xịt mang hiệu quả tốt nhất.

Bình chữa cháy xe đẩy

Cách sử dụng bình chữa cháy MFZ8

Bình chữa cháy MFZ8 khá phổ biến tại các kho xưởng, nhà máy, chung cư chính vì vậy việc học cách sử dụng bình MFZ8 là điều bạn cần quan tâm. Nhất là bình chữa cháy MFZ8 có thể chữa được những đám cháy nào và không được dùng để chữa những đám cháy nào.

Hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy bằng khí CO2:

bình chữa cháy khí CO2 MT5 5kg

Cũng như bình chữa cháy bằng bột thì bình CO2 vẫn được làm bằng thép, hình trụ… Khác nhau chủ yếu về thành phần và cấu tạo bên trong. Khí CO2 trong bình luôn được nén dưới áp suất cao trở thành dạng lỏng.

Nguyên lý hoạt động và đặc tính kỹ thuật cần biết:

Tác dụng: Bình thường dùng để dập tắt các đám cháy từ chất rắn, chất lỏng đặc biệt có hiệu quả rất cao đối với những đám cháy phat sinh tù thiết bị điện, những đám cháy trong phòng kín, khu vực ít không khí..

Bình chủ yếu là CO2 dạng lỏng nên khi dập lửa không gây ảnh hưởng đến những thiết bị điện tử, những dồ vật quý hoặc ngay cả thực phẩm vì khi phun không lưu lại những chất chữa cháy độc hại.

Điều cần chú ý duy nhất là không dùng bình CO2 để dập các đám cháy từ than đá, hoặc những kim loại nóng đỏ vì khi đó sẽ có phản ứng hóa học xảy ra tạo thành khí CO một khí cực độc và dễ gây nổ. Bình chữa cháy CO2 chuyên dụng cho những đám cháy Class B và E trong đó:

Class B: các đám cháy từ chất lỏng như xăng, dầu, cồn…

Class E: các đám cháy từ linh kiện điện tử, thiết bị điện…

Nguyên lý hoạt động:

Khi mở van bình, CO2 sẽ thoát ra theo sự chênh lệch áp suất, chuyển thành dạng tuyết lạnh tới -78,90 độc C. CO2 khi xịt vào đám cháy sẽ làm loãng nồng độ oxy có trong đám cháy, và làm hạ nhiệt độ vùng cháy nhanh dẫn tới triệt tiêu đám cháy.

Cách sử dụng bình chữa cháy khí CO2

Khi phát hiện đám cháy, mang bình đến gần, rút chột kẹp chì sau đó hướng loa phun vào gốc lửa, tiến hành xịt từ gốc lửa, cần để ý chỉ dừng lại khi lửa đã tắt hòa toàn.

Những điều cần lưu ý chung khi sử dụng và bảo dưỡng bình chữa cháy

Khi sử dụng bình chữa cháy CO2 cần chú ý không xịt vào những đám cháy có những kim loại đang cháy đỏ hoặc kiềm, than cốc, phân đạm vì sẽ có phản ứng hóa học gây sinh ra khỉ CO cực độc và dễ phát nổ, gây phức tạp thêm đám cháy.

Xem Thêm: Các khái niệm cần biết về cháy nổ và đám cháy

Khi phun cần cầm vào những vị trì cách xa vòi phun, không phun dính vào người có thể gây bỏng lạnh

Tuy có hiệu quả cao đối với những đám cháy bắt nguồn từ điện, điện cao thế nhưng vẫn nên sử dụng đồ bảo hộ cách điện.

Khi chữa cháy trong khu vực kín như phòng, hoặc tầng hầm cần sơ tán mọi người ra khỏi phòng trước và để sẵn lối thoát cho mình trước khi tiến hành dập lửa.

Chỗ đặt bình nên trong chỗ râm mát thoáng khí, không để tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài, không để nhiệt độ tiếp xúc với bình cao quá 55 độ C dễ gây nổ bình.

Cần thường xuyên bảo dưỡng bình, thay thế và loại bỏ nếu thấy hỏng hóc rỉ sét bình, để đảm bảo trong việc sử dụng và an toàn cho người sử dụng. (Đối với bình CO2 có thể sử dụng phương pháp cân để xác định việc rò rỉ khí).

Bình sau mỗi lần nạp khí hoặc sau 5 năm sử dụng cần phải được kiểm tra lại cẩn thận, test thủy lực trước khi đưa vào tiếp tực sử dụng.

Xem Thêm: Các loại bình chữa cháy và công dụng

Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Bình Chữa Cháy Đúng Cách, Chi Tiết Nhất 2022

Bình chữa cháy hiện nay có 2 loại bao gồm: Bình chữa cháy CO2 và bình bột chữa cháy. Mỗi loại có cách sử dụng khác nhau. Do đó, bạn cần nắm rõ cả 2 loại để sử dụng tốt nhất.

Bình chữa cháy CO2 hay còn gọi là bình chữa cháy khí.

Bình cứu hỏa CO2 hiện nay có 3 sản phẩm chính được sử dụng trên thị trường, bao gồm:

Bình chữa cháy CO2 MT3 và bình chữa cháy CO2 MT5 là bình chữa cháy xách tay. Chính vì là xách tay nên có độ tiện dụng cao, dễ sử dụng và dễ di chuyển khi cần sử dụng. Phù hợp cho nhiều đối tượng sử dụng và môi trường sử dụng khác nhau.

Quy trình sử dụng bình chữa cháy CO2

Bước 1: Khi xảy ra cháy, nhanh chóng xách bình tới nơi đang có cháy

Bước 2: Có thể cầm van bình để di chuyển hoặc lê kéo bình (người già hoặc phụ nữ).

Bước 3: Sau khi tiếp cận được đám cháy, tiến hành rút chốt hãm an toàn trên bình.

Bước 4: Một tay cầm loa phun hướng vào gốc lửa tối thiểu là 0,5m, còn tay kia cầm van bình.

Bước 5: Bóp mạnh van bình cho khí CO2 bình thoát ra ngoài để dập tắt đám cháy.

Bước 6: Giữ chặt van bình cho đến khi đám cháy tắt hẳn, tránh bị bùng phát lại.

Công dụng Môi trường sử dụng

Vì là bình CO2 nên chỉ thích hợp cho việc sử dụng trong phòng kín, buồng hầm.

Khí CO2 dễ bị bay hơi trong không khí nên không đạt hiệu quả khi sử dụng ngoài trời.

Nguyên lý chữa cháy Chú ý khi sử dụng bình CO2

Đọc hư­ớng dẫn, nắm kỹ tính năng tác dụng của từng loại bình để bố trí dập các đám cháy cho phù hợp.

Khi phun phải đợi đám cháy tắt hẳn mới ngừng phun.

Không sử dụng bình khí CO2 để chữa các đám cháy có kim loại kiềm, kiềm thổ, than cốc, phân đạm.

Khi dập các đám cháy chất lỏng phải phun phủ lên bề mặt cháy, tránh phun sục xuống chất lỏng.

Khi chữa cháy, phải cầm vào phần tay cầm bằng nhựa của loa phun, tránh cầm vào phần kim loại, nhất là không để khí CO2 phun vào người sẽ gây bỏng lạnh.

Bình chữa cháy CO2 có thể chữa cháy điện, tuy nhiên bạn cần phải đảm bảo điện đã được cúp cầu dao.

Khi chữa cháy các thiết bị có điện cao thế phải đi ủng và găng tay cách điện.

Chữa cháy trong phòng kín phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho người, tránh bị ngạt CO2.

Trước khi phun ở phòng kín, phải báo cho mọi người ra hết khỏi phòng, phải dự trù lối thoát ra sau khi phun.

Khi phun tuỳ thuộc vào từng đám cháy mà chọn vị trí, khoảng cách đứng phun cho phù hợp.

Không nên dùng bình khí CO2 chữa các đám cháy ở nơi trống trải, có gió mạnh vì hiệu quả thấp.

Không nên sử dụng bình để dập các đám cháy ngoài trời, nếu phải dùng, khi phun phải chọn đầu h­ướng gió.

Bảo quản bình chữa cháy CO2

Đặt bình ở nơi râm mát, tiện cho việc dễ thấy, dễ thấy và dễ sử dụng.

Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng và thay thế những bộ phận bị hỏng hóc trên bình.

Tiến hành mang bình chữa cháy đi nạp sạc lại theo chu kì quy định.

Bình chữa cháy bột cũng có nhiều sản phẩm khác nhau. Bình bột chữa cháy hiện nay có 2 loại là bình chữa cháy ABC và BC. Trong đó, tên gọi ABC hay BC là đặc tính chữa cháy của bình.

Hiện nay bình chữa cháy bột có 6 sản phẩm chính được sử dụng trên thị trường:

Các sản phẩm MFZ / MFZL4 và MFZ8 / MFZL8 là bình chữa cháy xách tay.

Bình chữa cháy MFZ35 / MFZL35 là bình chữa cháy xe đẩy.

Chính vì loại bình xe đẩy nên sẽ có cách sử dụng sẽ hơi khác so với xách tay.

Quy trình sử dụng bình chữa cháy bột như sau

Đối với bình bột xách tay

Xách bình tới nơi có cháy.

Vừa di chuyển vừa xóc bình từ 3 -4 lần cho bột trong bình tơi ra.

Tiến hành giật chốt hãm an toàn trên bình, lựa chọn hướng gió phù hợp.

Giữ bình ở khoảng cách khoảng 1,5m, bóp van bình cho bột phun ra ngoài vào đám cháy.

Nếu khí yếu dần thì tiến lại gần và đưa loa phun qua lại để dập tắt hoàn toàn đám cháy.

Đẩy bình tới nơi có cháy, nếu nơi cháy gần bình thì không cần di chuyển bình.

Vòi phun của bình khá dài (~10m).

Giật chốt hãm an toàn, kéo van trên miệng bình vuông góc với mặt đất.

Cầm chặt lăng phun thuận theo chiều gió để đảm bảo hiệu quả chữa cháy.

Bóp van hoặc mở van bình cho bột phun ra ngoài chữa cháy.

Công dụng Môi trường sử dụng Nguyên lý chữa cháy Chú ý khi sử dụng bình chữa cháy bột

Đọc hướng dẫn, nắm kỹ tính năng tác dụng của từng loại bình để bố trí bình cho phù hợp.

Khi phun phải đứng ở đầu hướng gió (nếu cháy bên ngoài ngoài).

Đứng gần cửa ra vào (nếu cháy trong nhà), khi phun phải tắt hẳn mới ngừng phun.

Khi dập các đám cháy chất lỏng phải phun chất chữa cháy bao phủ lên bề mặt cháy.

Tránh phun xục trực tiếp xuống chất lỏng đề phòng chúng bắn ra ngoài, cháy to hơn.

Khi phun tuỳ thuộc vào từng đám cháy và lượng khí đẩy còn lại trong bình mà chọn vị trí, khoảng cách đứng phun cho phù hợp.

Bình chữa cháy đã qua sử dụng cần để riêng tránh nhầm lẫn.

Khi chữa cháy, phải giữ bình ở tư thế thẳng đứng.

Bảo quản bình chữa cháy bột

Đặt bình ở nơi thoáng mát, dễ thấy dễ lấy thuận tiện cho việc chữa cháy.

Tránh những nơi có ánh nắng và bức xạ nhiệt mạnh, có thể gây hỏng bình.

Vì bình bột chủ yếu để bên ngoài trời, vì vậy phải có mái che.

Khi di chuyển cần nhẹ nhàng, tránh cho bình bị va đập mạnh.

Thường xuyên kiểm tra bình theo quy định của nhà sản xuất hoặc ít nhất 3 tháng/lần.

Kiểm tra sơ bộ bằng thanh báo trên đồng hồ bình chữa cháy, dưới vạch đỏ thì phải nạp lại khí.

Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế và nạp sạc lại bình theo quy định của pháp luật.

Video cách sử dụng bình chữa cháy

Đại lý phân phối bình chữa cháy

Công ty PCCC Song Thái Tùng – Nhà cung cấp thiết bị PCCC tại Bình Dương.

Chuyên phân phối bình chữa cháy chính hãng

Sản phẩm phòng cháy chữa cháy – Dịch vụ phòng cháy chữa cháy

Hơn 500 sản phẩm thiết bị PCCC chính hãng

Nhập khẩu chính thức, đã được Bộ Công an kiểm định

Có tem kiểm định theo quy định của Bộ Công an

Cam kết chất lượng sản phẩm tốt nhất

7 ngày hoàn trả hoàn toàn miễn phí

Chính sách giao hàng, lắp đặt tận nơi

Giá thành niêm yết chính thức tốt nhất

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ: Công ty TNHH Song Thái Tùng Điện thoại: 0274 2466 686 DĐ: 0988 488 818 – 0912 861 181 Địa chỉ: Số 4/21 KP Hòa Lân 1, P.Thuận Giao, TX.Thuận An, Bình Dương Email: Songthaitung.co@gmail.com

Bạn Đã Sử Dụng Đúng Cách Các Dụng Cụ Cầm Tay ???

Trong đời sống hiện đại với các dịch vụ sửa chữa tận nơi theo yêu cầu của các công ty cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp là cứu cánh cho mọi người khi có nhu cầu. Tuy nghiên, có những việc đơn giản như treo 1 bức tranh của gia đình vừa mới in xong, thay 1 cái vòi nước trong bếp, vặn lại 1 con ốc trên chiếc xe đạp của con bạn, thay cánh quạt của cây quạt ở phòng khách, … thì chỉ cần một số dụng cụ cầm tay có sẵn trong gia đình là bạn có thể giải quyết một cách nhanh chóng.

Đối với người dùng chuyên nghiệp thì họ đã được qua đào tạo để sử dụng thành thạo và đúng cách các dụng cụ cầm tay được sử dụng trong công việc của họ. Nhưng với bạn thì sẽ là một vấn đề nhỏ khi phải tự mình sử dụng các dụng cụ tương tự để giải quyết vấn đề của mình. Một người thợ sửa chữa chuyên nghiệp ngoài kỹ năng xử lý vấn đề thì sử dụng đúng cách các dụng cụ là một kỹ năng cần thiết để giúp họ tiết kiệm thời gian, công sức cho công việc họ làm.

Trong bài viết này chúng tôi không thể hướng dẫn bạn xử lý công việc như các người thợ chuyên nghiệp. Điều chúng tôi muốn mang lại cho các bạn là sử dụng đúng cách các dụng cụ cầm tay và điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian và công sức cho công việc bạn cần làm.

Chọn cỡ mỏ lết, cờ lê phù hợp. Để tránh việc làm biến dạng đai ốc và gây tổn thương cho bản thân bạn thì bạn nên chọn cỡ mỏ lết phủ hợp với đai ốc cần vặn siết. Hãy chú ý đến thông số kỹ thuật của mỏ lết để biết được khả năng của mỏ lết có thể đáp ứng được cỡ của đai ốc. Ngoài ra, khi sử dụng mỏ lết bạn nên lưu ý là phải xoay con ốc điều chỉnh cỡ ngàm để 2 ngàm của mỏ lết tiếp xúc chặt với đai ốc và sau đó hãy tiến hành gia lực (vặn, siết). Với 2 điều này đã giúp bạn không bị trượt mỏ lết khi sử dụng và cũng phòng ngừa tay của bạn bị bầm tím do va chạm khi bị trượt.

Sử dụng lực kéo, không sử sử dụng lực đẩy. Khi sử dụng mỏ lết, cờ lê, cần siết thì bạn thường có khuynh hướng sử dụng lực kéo về phía vị trí của mình. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế việc bị trượt tay khi phải dùng lực đẩy về hướng đi xa cơ thể. Tuy nhiên, nếu bắt buộc phải dùng lực đẩy thì bạn nên tạo tư thế bàn tay như hình và để phần màu cam của lòng bàn tay tiếp xúc dụng cụ. Điều này sẽ không gây tổn thương cho bạn khi bắt buộc phải dùng lực đẩy.

Không tạo thêm lực bằng cách nối dài dụng cụ. Có lẽ bạn đã bắt gặp ở đâu đó hình ảnh một anh thợ sửa xe tải sử dụng 1 ống sắt dài lồng vào cán của cây mỏ lết để tăng thêm lực siết (quy tắc cánh tay đòn). Bản phải bỏ ngay hình ảnh đó ra khỏi đầu vì nhiều lý do. Thứ nhất, bạn sẽ không muốn cán của mỏ lết bị uốn cong thành hình chữ “C” hoặc tệ hơn là bị gãy cán. Thứ hai, thêm cánh tay đòn đồng nghĩa với tăng thêm lực, bạn có nguy cơ làm đai ốc hình lục giác trở thành hình tròn do ngàm mỏ lết gây ra. Cuối cùng, do thanh nối dài không có sự liên kết chặt chẻ với mỏ lết thì nó có thể bị trượt ra khỏi cán mỏ lết trong quá trình sử dụng và gây nguy hiểm cho bản thân bạn hoặc người xung quanh. Nếu bạn cần thêm lực thì hãy chọn 1 cây mỏ lết với cỡ to hơn. Nếu bạn gặp phải 1 con ốc “cứng đầu” thì bạn nên sử dụng chất tẩy rỉ sét, kết hợp với 1 số chất bôi trơn, chờ đợi trong vài phút và thử lại.

Không dùng búa để đóng mỏ lết, cờ lê. Trừ phi bạn đang sử dụng cờ lê chuyên dụng có thể dùng búa để đóng, bạn không nên dùng búa để đóng vào mỏ lết hay cờ lê vì điều này sẽ gây biến dạng đai ốc và là hư dụng cụ của bạn.

Không nên sử dụng mỏ lết, cờ lê đã bị thay đổi thông số bởi người dùng. Bạn có thể mài bớt ngàm của mỏ lết, cờ lê để có thể tăng cỡ ngàm của dụng cụ, uốn cong dụng cụ để phù hợp với công việc. Nhưng đây không phải là cách làm đúng, bạn nên tìm hiểu thông số kỹ thuật của các dụng cụ để chọn đúng dụng cụ mình cần.

Hãy quan tâm đến chất lượng. Dụng cụ tốt sẽ cho bạn thời gian sử dụng lâu dài và bền bỉ hơn. Hãy tìm hiểu kỹ về các dụng cụ mà bạn muốn mua để có thể chọn ra những dụng cụ tốt và hù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn.

CÁC LOẠI CỜ LÊ – MỎ LẾT THÔNG DỤNG

MỎ LẾTĐây là dụng cụ cầm tay bạn đầu tiên bạn nên có khi bạn bắt đầu mua sắm cho bộ dụng cụ gia đình. Bạn nên chọn 1 cỡ trung bình (8″ – 10″) và 1 cỡ nhỏ (4″-6″). Mỏ lết với cấu tạo 1 ngàm cố định và 1 ngàm di động sẽ giúp bạn vặn các bu lông, đai ốc với nhiều kích cỡ khác nhau. Ngàm của mỏ lết thường có cấu tạo phẳng, có thề vừa với các bu-lông, đai ốc hình vuông hoặc lục giác. Đầu mỏ lết thường được thiết kế tạo thành góc 22,5⁰ với cán, điều này giúp người sử dụng có thể vặn được các đai ốc ở vị trí hẹp.

SỬ DỤNG MỎ LẾTĐầu mỏ lết có 1 ngàm di động và 1 ngàm cố định. Bạn để ngàm di động về phía gia lực, xoay ốc trên đầu mỏ lết để ngàm di động kẹp chặt vào đai ốc, sau đó tiến hàng gia lực bằng cách kéo (như hình).

CỜ LÊ (VÒNG MIỆNG) 2 ĐẦU MỞ Là loại cờ lê có 2 đầu mở, mỗi đầu sẽ có cỡ khác nhau (ví dụ: 6-7, 8-9, 10-12, … ). Với dụng cụ này bạn có thể thao tác nhanh khi cần vặn, siết đai ốc. Lợi thế của cụng cụ này là do có ngàm cố định nên sẽ hạn chế được vấn đề trượt khi thao tác. Bạn có thể mua lẻ từng cây theo nhu cầu hoặc có thể mua 1 bộ với nhiều cỡ khác nhau.

SỬ DỤNG CỜ LÊ (VÒNG MIỆNG) 2 ĐẦU MỞ

Chọn đúng kích cỡ của cờ lê với đai ốc, đặt đầu cờ lê vào đai ốc sao cho 2 ngàm tiếp kẹp chặt vào đai ốc, tiến hành vặn vào – mở ra.

CỜ LÊ (VÒNG MIỆNG) 2 ĐẦU VÒNG Cờ lê (vòng miệng) 2 đầu vòng là loại cờ lê với 2 đầu có hình tròn có cỡ khác nhau (ví dụ: 6-7, 8-9, 10-12, … ), dụng cụ này sẽ giúp bạn hạn chế được vấn đề gây biến dạng đai ốc và thường được sử dụng cho các đai ốc cần lực mạnh. Đầu vòng của dụng cụ thường có hình 6 cạnh hoặc 12 cạnh ở mặt trong để phù hợp với đai ốc lục giác (6 cạnh) thông thường. 2 đầu vòng của dụng cụ có thể được thiết kế thẳng hàng với thân hoặc tạo thành góc xéo với thên để tạo khoảng hở khi sử dụng. Cờ lê vòng thường dùng để siết chặt đai ốc.

SỬ DỤNG CỜ LÊ (VÒNG MIỆNG) 2 ĐẦU VÒNGChọn đúng cỡ cờ lê với đai ốc, chụp đầu vòng vào đai ốc, tiến hành vặn vào – mở ra.

CỜ LÊ 1 ĐẦU VÒNG – 1 ĐẦU MIỆNGLà dụng cụ kết hợp của 2 loại cờ lê ở trên. Dụng cụ có 1 đầu vòng và 1 đầu miệng, cả 2 đầu có cùng 1 cỡ. Cách sử dụng tương tự như 2 loại ở trên.

CHÌA LỤC GIÁC – LỤC GIÁC CÂYBạn sẽ tìm thấy các con ốc có hủm hình lục giác trong các món đồ nội thất bàn, ghế, giường, tủ, … Ngoài ra, trên chiếc xe gắn máy bạn sử dụng hàng ngày hoặc trên chiếc xe đạp bạn cũng sẽ bắt gặp chúng. Chìa lục giác thường có 2 loại phổ biến là đầu bằng và đầu bi. Với chìa đầu bi bạn sẽ dễ xoay trở hơn so với đầu bằng, tuy nhiên bạn nên cẩn thận khi sử dụng vì bạn có thể làm gãy đầu bi của dụng cụ nếu bạn sử dụng lực bẻ thay cho lực vặn. Bạn nên sắm 1 bộ lục giác với các cỡ khác nhau để có thể sử dụng cho nhiều loại cỡ ốc khác nhau.

SỬ DỤNG MỎ LẾT RĂNGChọn cỡ mỏ lết răng phù hợp với đường ống. Xoay bu-lông hình tròn để mở miệng mỏ lết, đặt ống vào miệng mỏ lết sao cho miệng mỏ lết hướng về phía gia lực, xoay bu-lông để kẹp chặt vào đường ống (lưu ý: phải để mỏ lết răng tiếp xúc 3 điểm với đường ống), sau đó tiến hành gia lực bằng cách kéo (như hình).

Lưu ý: do ngàm của mỏ lết răng có hình răng cưa nên sẽ làm trầy bề mặt của đường ống. Bạn không nên dùng mỏ lết răng để vặn, siết bu-lông hoặc đai ốc vì nó sẽ làm biến dạng các cạnh của đai ốc.

Dụng Cụ Tốt.