Top 10 # Cách Bảo Quản Gạo Lứt Đã Nấu Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Deedee-jewels.com

Cách Nấu Cơm Gạo Lứt

Mình đoán rằng, mặc dù biết gạo lứt là lựa chọn rất tốt cho bữa ăn người Việt, nhưng nhiều bạn ngại ăn cơm gạo lứt vì cơm hơi cứng so với gạo trắng. Nhưng chắc chắn không ít bạn sẽ hào hứng nấu cơm gạo lứt sau khi đọc hết bài này. Mình không chỉ hướng dẫn bạn cách nấu cơm mềm mà còn nấu ngon và nấu sao để hấp thụ tốt nhất.

Bài này, bạn chỉ cần nhớ rằng, gạo lứt phải được ngâm tối thiểu 9 tiếng mới có thể nấu cơm vừa ngon vừa mềm và bảo đảm hấp thụ tốt chất dinh dưỡng. Với gạo lứt, mình thường ngâm qua đêm.

Đơn giản là rửa qua bụi đất rồi cho hạt vào trong nước, thêm một thìa muối biển. Thi thoảng thay nước, nếu ngâm vào ban đêm, mình chỉ thay nước 1 lần trước khi ngủ.

Ví dụ, 7h tối sau khi dọn dẹp phòng bếp xong, mình tiến hành ngâm gạo và ngũ cốc. Trước khi đi ngủ mình thay nước một lần (nếu là đêm mùa hè nóng bức, mình bỏ thau hạt vào ngăn mát tủ lạnh). Mình thức dậy vào 5h sáng và nấu cơm ăn cho cả ngày luôn. Bữa trưa, bữa tối mình hâm nóng lại ngay trong nồi cơm điện. Cơm gạo lứt rất khó bị thiu như cơm gạo trắng.

Còn không, các bạn ngâm nhiều gạo một thể, thay nước thường xuyên và nấu từng bữa riêng rẽ. Hoặc tối ngâm gạo để nấu cho bữa sáng + trưa, và buổi sáng lại ngâm gạo để nấu cho bữa tối. Với mình, nếu ngày nào không quá bận rộn, mình sẽ nấu riêng rẽ từng bữa một.

Có thể ngâm gạo lứt đến độ nảy mầm: Gao lứt khi ngâm đến độ nảy mầm (khoảng 3 ngày) lại trở thành môt loại gạo tốt hơn nữa vì chứa nhiều GABA, một loại amino axit có giá trị cao với sức khỏe. GABA gây ức chế sự hưng phấn của thần kinh và giúp thần kinh hoạt động ổn định. Hàm lượng GABA trong gạo lứt nảy mầm chứa gấp 3-5 lần trong gạo lứt thường.

Cách ngâm cho gạo nảy mầm (theo cuốn Nhân tố enzym): Vào ngày hè nóng nực, chỉ cần ngâm gạo lứt trong nước thường, tự nhiên hạt gạo sẽ nảy mầm, khi đạt 1cm là thành công.

Vào ngày trời lạnh bạn cần duy trì nhiệt độ trong nước khoảng 30 độ C, như vậy phải thường xuyên thay nước ấm. Cách này hơi mất công, bạn hãy ngâm gạo lứt vào nước sau đó bảo quản trong tủ lạnh, như vậy mất khoảng 3 ngày để nảy nầm và không cần thay nước. Cho nước trên mặt gạo hay nhiều hơn một chút và không đậy kín đồ đựng vì trong quá trình nảy mầm gạo cần đến oxy.

Gạo nảy mầm bạn chắt nước, phơi hoặc sấy khô cho vào bao đựng kín bảo quản chỗ râm mát, nhưng nên ăn hết càng sớm càng tốt.

Phối trộn ngũ cốc khi nấu

Việc phối trộn gạo lứt và các loại ngũ cốc khác vừa để cơm thơm ngon hơn lại vừa đa dạng dinh dưỡng. Tỷ lệ phối trộn thông thường của mình là 5 gạo lứt + 1 ngũ cốc khác. Đương nhiên, có bữa mình có thể phối trộn theo tỷ lệ khác nhau theo sở thích.

Ngoài ra, mình có thể phối trộn với các loại đậu hạt để tăng lượng đạm thực vật trong bữa ăn. Ví dụ, với một số bạn chưa biết chế biến các loại đậu ra sao để vừa đơn giản vừa ngon miệng thì hãy trộn đậu vào nấu cùng cơm gạo lứt, tỷ lệ như gạo lứt và ngũ cốc khác.

Kinh nghiệm cá nhân: vào những ngày đầu chuyển dần sang chế độ ăn nền thực vật, mình chưa biết cách chế biến các món đậu sao cho ngon để gia tăng lượng đạm. Vì thế, mìnhtrộn đậu vào nấu cùng cơm là một cách đơn giản nhất lại thơm ngon dễ ăn.

Tiến hành nấu chín

Tỷ lệ cho nước tính theo gạo lứt chưa ngâm của mình khi nấu thường là 1 gạo và 1,5 nước. Có khi mình chỉ cần ước chừng, gạo sau khi ngâm cho lượng nước xâm xấp là đủ. Tất nhiên bạn có thể điều chỉnh cho phù hợp sở thích ăn khô hay mềm. Ngoài ra, tỷ lệ có thể khác nhau với mỗi giống lúa gạo.

Gạo đã ngâm tráng lại nước sạch rồi cho nước theo tỷ lệ bên trên để nấu chín.

Thêm một chút muối biển nấu cùng cho đậm đà.

Mình cũng cho một mảnh rong biển để cơm chín mềm hơn.

Thi thoảng mình bỏ một trái mơ muối hoặc một nhánh nghệ tươi.

Mình còn cho thêm vài giọt dầu ép lạnh như dầu mè, dầu oliu … vào để bổ sung chất béo cũng như làm cơm mềm ngon hơn.

Về muối biển, mơ muối, rong biển, nghệ, chất béo tốt mình cũng có bài chi tiết riêng bạn có thể tìm thấy tại website này.

Và cuối cùng bạn tiến hành nấu cơm bằng nồi cơm điện như thường. Thậm chí có thể dùng nồi áp suất hoặc nồi nấu chậm hoặc nấu bếp ga, bếp củi hay nồi nấu cơm gạo lứt chuyên dụng.

Mỗi loại nồi cũng sẽ cho một chút khác biệt về thành phẩm, ví dụ như thơm dẻo khác nhau, độ mềm cứng khác nhau, thời gian nấu. Tuy nhiên, khi bạn đã ngâm đủ thời gian rồi thì nấu nồi nào cơm cũng đạt độ chín mềm để tiêu hóa dễ dàng.

Cách Nấu Cơm Gạo Lứt Thường, Gạo Lứt Đậu Đỏ Chuẩn Nhất

Cách nấu cơm gạo lứt, công thức nấu cơm gạo lứt thường để ăn hàng ngày và công thức nấu cơm gạo lứt với đậu đỏ hạt sen chỉ cần thực hiện trong ba bước đơn giản. Nguyên liệu để nấu cơm gạo lứt cần có bao gồm.

Cách nấu cơm gạo lứt thường bằng nồi cơm điện

Chuẩn bị nguyên liệu

Các bước thực hiện

Bước 1: Vo và ngâm gạo lứt

Bước 2: Nấu cơm

Cách nấu cơm gạo lứt đậu đỏ hạt sen

Nguyên liệu cần có

Các bước nấu cơm

Bước 1: Vo gạo, chuẩn bị nguyên liệu

Bước 2: Nấu đậu đỏ, hạt sen

Bước 3: Nấu cơm gạo lứt đậu đỏ hạt sen

Cách nấu cơm gạo lứt thường bằng nồi cơm điện

Chuẩn bị nguyên liệu

Các bước thực hiện

Bước 1: Vo và ngâm gạo lứt

Đầu tiên, bạn nhặt sạch sạn bẩn, đầu trấu còn sót lại trong gạo. Tiếp theo, cho gạo ra rá và vo sạch. Vo gạo xong, đem ngâm gạo từ 6 – 8 tiếng để hạt gạo được mềm, dễ chín hơn. Nếu không có thời gian, có thể ngâm gạo với nước ấm từ 3 – 4 tiếng.

Bước 2: Nấu cơm

Cho gạo đã ngâm và vo sạch vào nồi cơm điện. Bạn đổ nước nấu cơm theo tỉ lệ 1 gạo : 1,5 nước. Xong xuôi, bạn trộn đều gạo nước với ¼ thìa cafe muối rồi bật chế độ nấu cơm.

Khi nồi cơm bắt đầu sôi và lên hơi, bạn ngắt nguồn điện và giữ nguyên nồi trong khoảng 30 phút – 45 phút. Sau thời gian này, bạn cắm lại điện và để chế độ nấu như bình thường. Nồi cơm chuyển chế độ ủ, bạn giữ thêm chừng 20 – 25 phút nữa là được.

Cách nấu cơm gạo lứt đậu đỏ hạt sen

Nguyên liệu cần có

Các bước nấu cơm

Bước 1: Vo gạo, chuẩn bị nguyên liệu

Gạo lứt: Vo nhẹ với nước để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất. Sau khi vo xong, bạn cho gạo lứt vào nồi và ngâm với nước từ 6 – 8 tiếng (hoặc 3 – 4 tiếng với nước ấm).

Đậu đỏ, hạt sen: Tương tự như gạo lứt, đậu đỏ bạn cũng đem vo sạch rồi ngâm. Với đậu đỏ, bạn ngâm từ 3 – 4 tiếng. Riêng với hạt sen, bạn chỉ cần ngâm từ 45 – 60 phút là được.

Bước 2: Nấu đậu đỏ, hạt sen

Do đậu đỏ và hạt sen lâu chín mềm hơn so với gạo lứt nên trước khi nấu cơm, bạn cần đem hai phần nguyên liệu này đi nấu trước. Đầu tiên, bạn cho toàn bộ đậu đỏ và hạt sen vào chung trong một chiếc nồi.

Đổ nước ngập đậu và hạt sau đó bắc nồi lên bếp và bắt đầu nấu. Bạn không cần phải nấu quá nhừ, chỉ cần hạt vừa mềm hoặc còn một chút cứng trong lõi cũng vẫn được. Nấu xong, bạn tắt bếp và giữ nguyên cả nước lẫn cái.

Bước 3: Nấu cơm gạo lứt đậu đỏ hạt sen

Cho gạo lứt đã ngâm vào nồi cùng với ¼ thìa cafe muối. Tiếp đến, đổ toàn bộ phần nước nấu và đậu cùng hạt sen vào chung. Dùng đũa đảo đều các nguyên liệu. Bạn căn chỉnh lượng nước sao cho đảm bảo 1 gạo sẽ ứng với 1,5 nước.

Đặt nồi cơm gạo lứt lên bếp và bắt đầu nấu. Thời gian nấu cơm sẽ tốn khoảng 40 – 45 phút. Sau khi cơm chín, bạn ủ cơm trong nồi nóng từ 10 – 15 phút nữa cho cơm chín hẳn. Lúc này, bạn chỉ cần xới cơm và thưởng thức.

Cách bảo quản cơm gạo lứt đậu đỏ hạt sen: Khi không thưởng thức hết cơm gạo lứt đậu đỏ hạt sen, bạn có thể đem bảo quản cơm bằng cách để cơm vào trong tủ lạnh. Nếu muốn bảo quản lâu hơn, bạn chia cơm thành những phần nhỏ và để trong ngăn đông.

Lưu ý khi bảo quản cơm gạo lứt: Để tránh cơm gạo lứt đậu đỏ hạt sen bị thiu, bạn không nên đậy kín vung và cất giữ trong tủ. Nếu để ở nhiệt độ phòng, hãy dùng một chiếc rá đậy miệng nồi và đặt ở nơi khô sạch.

Cách hâm nóng cơm gạo lứt đậu đỏ hạt sen: Dùng một chiếc đũa để tạo một lỗ tròn nhỏ từ mặt cơm đến đáy nồi. Tiếp theo, bạn đổ nước bằng mặt lỗ nhỏ rồi đặt nồi lên bếp đun nhỏ lửa cho tới khi nước bốc hơi hết.

Sau khi nước bốc hơi, dùng đũa đảo cơm cho thật đều. Cuối cùng, dùng đáy muôi hoặc thìa và nhẹ nhàng ấn cơm cho bằng mặt và đun lửa thật nhỏ thêm 5 phút. Ủ cơm từ 3 – 5 phút nữa là có thể thưởng thức.

Bật Mí Cách Bảo Quản Gạo Lứt Đỏ Giữ Dinh Dưỡng Cao

1. Cách bảo quản gạo lứt đỏ đúng cách

Tương tự các loại ngũ cốc khác, nếu bảo quản không cẩn thận rất dễ gây nên tình trạng mối mọt hay nấm mốc ở gạo lứt. Khi mua về, các bạn cần để trong bao cột kỹ và cho vào nơi khô thoáng; tránh tiếp xúc với nước hay môi trường ẩm thấp nhằm đảm bảo chất lượng cho chính bữa ăn của gia đình.

Không đậy nắp kín mà dùng rá để đậy nồi cơm, không được để cơm trong tủ. Cơm gạo lứt nếu ăn không hết có thể để trong tủ lạnh dùng trong khoảng một tuần lễ.

Nếu muốn để lâu hơn, nên chia ra từng phần rồi bỏ vào ngăn đông lạnh, khi ăn chỉ việc cho vào lò vi sóng.

– Cách hâm cơm gạo lứt:

Tạo một lỗ tròn trong nồi cơm cho đến đụng đáy nồi đổ nước vô (lượng nước đủ để tráng đáy nồi để cơm không bị khét khi hâm). Đậy nắp nồi cơm, nấu cho nước bốc hơi lên, mở nắp nồi cơm khuấy đều. Dùng muỗng ép cơm cho bằng mặt và cứng. Đậy nắp nồi, để lửa liu riu khoảng 5 phút là tắt lửa.

2. Tìm hiểu về Gạo Lứt Đỏ

Gạo lứt đỏ có hàm lượng chất chống oxy hóa cao nhất, gấp 10 lần so với gạo nâu. Đặc điểm nổi trội ở loại này; còn có loại dầu đặc biệt có trong cám gạo giúp chống các cholesterol xấu và khử trừ những chất hóa học gây ra hiện tượng đông máu.

Những phytonutrient được biết như là những chất dinh dưỡng tự nhiên được trung ở lớp vỏ tạo màu sắc; các phytonutrient tạo nên màu đỏ có khả năng phòng chống bệnh lao, cảm cúm; ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư và bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh về tim mạch. Bên cạnh đó, việc kháng oxy hóa, trung hòa các gốc tự do của phytonutrient và phòng chống được các căn bệnh như Alzheimer, Parkinson, huyết áp…

Hàm lượng Omega cao trong gạo lứt đỏ giúp phòng chống ung thư, phục hồi chức năng hệ miễn dịch.

3. Cách chế biến gạo lứt đỏ:

– Ngâm gạo khoảng 30′, cho nước vào gạo theo tỷ lệ 1 gạo: 2-2.5 nước tùy người dùng và nấu như bình thường.

– Nếu cần kĩ hơn thì ngâm 30′, cho nước vào theo tỷ lệ 1 gạo: 1.8- 2.0 nước. Lúc gạo đang sôi bật nút giữ ấm khoảng 15-20 phút, sau đó tiếp tục bật lại nút nấu để tiếp tục nấu.

– Có thể nấu kèm cùng một chút nếp than hoặc nếp trắng sẽ dẻo hơn.

LIÊN HỆ KINH DOANH GẠO – THUỘC THƯƠNG HIỆU GẠO VINH HIỂN

Số điện thoại: 028.66599927 – 0907.282.012 – 094.471.2012

Địa Chỉ: Số 44, Đường 41, Phường Tân Phong, Quận 7, TP. HCM.

Nhà Máy 1 – 2: Quốc Lộ 50, xã yên Luông, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang.

Email: info@gaovinhhien.vn

Cách Bảo Quản Gạo Lứt Được Lâu Hơn Có Thể Bạn Chưa Biết

Giá trị dinh dưỡng vượt trội

Gạo lứt là loại gạo chỉ vừa mới bóc đi lớp vỏ trấu, vẫn còn lớp cám bao bọc bên ngoài. Nếu giã sạch lớp cám này sẽ cho ra gạo trắng, loại chúng ta ăn hàng ngày. Lớp cám của hạt gạo lứt chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như: vitamin E, vitamin B1, B3, B6, ma-giê, man-gan, chất xơ, sắt…

Ở gạo trắng, qua quá trình xay, giã, 67% vitamin B3, 80% vitamin B1, 90% vitamin B6, một nửa lượng man-gan và hầu hết chất xơ đã bị mất đi.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một lon gạo lứt khi nấu thành cơm chứa 84mg ma-giê, so với 9mg ở gạo trắng. Nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh rằng trong lớp cám của gạo lứt chứa một chất dầu đặc biệt có tác dụng điều hòa huyết áp, làm giảm cholesterol xấu, giúp ngăn ngừa qua các bệnh về tim mạch.

Giá trị dinh dưỡng vượt trội của gạo lứt

Gạo lứt đặc biệt tốt đối với phụ nữ. Nó làm giảm nguy cơ ung thư và ruột kết, giảm cholesterol và tốt cho hệ tim mạch của phụ nữ sau mãn kinh.Đồng thời, với nguồn chất xơ dồi dào, gạo lứt giúp chống lại bệnh xơ vữa động mạnh, ung thư vú, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư và bệnh tiểu đường.

Bên cạnh đó, chất xơ còn có tác dụng giúp no lâu nên khi ăn cơm gạo lứt, bạn sẽ không bị tăng cân. Đặc biệt, gạo lức nếu ngâm trong vòng 22 tiếng đồng hồ sẽ chứa rất nhiều chất bổ dưỡng vì lúc này gạo lức chuyển sang trạng thái nẩy mầm, làm cho các enzyme ngủ trong hạt gạo ở trạng thái này được kích thích hoạt động và cung cấp tối đa các chất dinh dưỡng.

Gạo lức nẩy mầm không những chỉ đem lại nhiều chất dinh dưỡng mà còn nấu rất dễ dàng và cung ứng cho chúng ta một khẩu vị hơi ngọt vì các enzymes đã tác động vào các chất đường và chất đạm trong hạt gạo.

Cách mua và bảo quản gạo lứt

– Gạo lứt có thể để khoảng 4 – 5 tháng. Nếu để lâu, chất dầu trong lớp cám sẽ bị hư, gạo sẽ có mùi, không thể sử dụng được nữa nên khi mua gạo, bạn nhớ kiểm tra ngày sản xuất và thời hạn sử dụng thật kỹ, chọn mua gạo mới với số lượng vừa phải.

– Cất gạo ở nơi thoáng mát.

Cách nấu gạo lứt

Nếu không ngâm gạo trong 22 tiếng, trước khi nấu, bạn cũng nên ngâm gạo từ 25 đến 30 phút để làm mềm lớp cám bên ngoài.

Sau khi nấu chín, cơm gạo lứt không nở như gạo trắng. Nó hầu như vẫn giữ được cấu trúc nguyên hạt. Khi ăn, bạn sẽ có cảm giác hơi xạm, không mịn như cơm gạo trắng. Tuy nhiên, nếu ăn quen, bạn sẽ nhận thấy cơm gạo lứt có hương vị thơm ngon rất đặc trưng.

Cách nấu gạo lứt bằng nồi cơm điện:

Rửa sơ gạo xong cho vào nồi cơm điện, cho nước ngập gạo khoảng 1 lóng tay và nấu như thường, ăn với mè rang, giã ra với 1 tí xíu muối. Nấu theo kiểu này cơm sẽ không dẻo nhưng nhai cơm kỹ sẽ có tác dụng chữa bệnh rất tốt.

Cách nấu gạo lứt bằng nồi thường:

Nấu nước sôi, đổ gạo vào và ¼ muỗng cà phê muối hầm vô nước sôi, khuấy đều. Đậy nắp, nấu cho sôi bùng lên rồi tắt lửa. Nhắc nồi xuống, vẫn đậy nắp để 15 phút. Sau đó, nhắc nồi lên bếp, nấu tiếp lửa nhỏ cho đến khi chín.

Cách nấu gạo lứt bằng nồi áp suất:

Bạn đong gạo/ nước theo tỷ lệ: một gạo + một rưỡi nước (đong bằng lon sữa bò) + ¼ muỗng cà phê muối hầm, cho gạo, nước, muối vô nồi một lượt. Khi nồi xì hơi, tắt lửa, để yên 15 phút. Sau đó nấu tiếp, lửa nhỏ, cho đến khi chín.

Chưng cách thủy bằng nồi áp suất – cách nấu tốt nhất