Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Cách Viết Tiếng Việt Có Dấu Trong Proshow Producer Chi Tiết mới nhất trên website Deedee-jewels.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Gõ tiếng Việt có dấu trong Proshow tuy không phải vấn đề khó, nhưng hầu hết những ai mới sử dụng phần mềm Proshow; hoặc chưa viết tiếng Việt có dấu trên phần mềm này thì đều gặp phải tình trạng lỗi không gõ được tiếng Việt trong Proshow Producer. Vì vậy trong thời gian chia sẻ các video về Proshow vừa qua, Đỗ Bảo Nam Blog cũng đã nhận được rất nhiều các câu hỏi của các bạn xung quanh vấn đề này. Do đó, để giải đáp những thắc mắc của tất cả các bạn về cách viết tiếng Việt trong Proshow Producer, mình xin hướng dẫn các bạn chi tiết các bước thực hiện từ A đến Z để ai cũng có thể tự gõ tiếng Việt có dấu trên video mà mình đang làm.
Khi làm video bằng phần mềm Proshow, các bạn có thể sử dụng một trong hai phiên bản của phần mềm, đó là Proshow Producer và Proshow Gold. Tuy nhiên hiện nay, phần lớn các bạn đều lựa chọn phiên bản Proshow Producer bởi có nó có thêm những tính năng cao cấp hơn, được cộng đồng người dùng hỗ trợ tốt hơn và có nhiều style được chia sẻ… Và cách sử dụng của hai phiên bản này hoàn toàn tương tự nhau, do đó cách viết tiếng Việt trong Proshow Gold cũng giống như trong Proshow Producer. Vì vậy ở nội dung bài viết này, mình xin hướng dẫn các bạn trên phiên bản Proshow Producer, còn đối với Proshow Gold, các bạn thực hiện hoàn toàn tương tự
Video hướng dẫn cách gõ tiếng Việt có dấu trong Proshow Producer
Cách viết tiếng việt trong Proshow Producer không bị lỗi
Ở các video chia sẻ về Proshow Producer của Đỗ Bảo Nam Blog, mình nhận được rất nhiều thắc mắc của các bạn về vấn đề không viết được tiếng Việt trong Proshow Producer. Đây là một lỗi thường gặp khi sử dụng Proshow mà rất nhiều người đã từng trải qua, cách khắc phục lỗi này khá đơn giản, các bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 01: Cài đặt font chữ VNI cho máy tính
Để có thể gõ tiếng Việt trong Proshow Producer cũng như Proshow Gold, trước hết các bạn cần phải cài đặt font chữ VNI vào máy tính. Tuy nhiên trước khi cài thêm font chữ VNI cho máy tính, các bạn cần tải font VNI về máy, sau đó copy toàn bộ các font chữ này vào ổ C, thư mục Windows/Fonts. Video hướng dẫn
Bước 02: Bật bảng mã VNI Windows trên Unikey
Theo cá nhân mình, các bạn nên sử dụng bộ gõ tiếng Việt Unikey vì nó có nhiều ưu điểm, như miễn phí, gọn nhẹ, cách sử dụng đơn giản… Ngoài ra, các bạn có thể sử dụng bộ gõ Vietkey để gõ tiếng Việt. Với cả hai bộ gõ này, các bạn cần bật bảng mã VNI Windows để có thể viết tiếng Việt có dấu trong Proshow mà không bị lỗi.
Bước 03: Chọn font chữ VNI trên phần mềm Proshow
Bước cuối cùng để gõ tiếng Việt trong Proshow, các bạn cần phải chọn font chữ trên phần mềm là font VNI. Khi đã chọn font chữ VNI, các bạn gõ tiếng Việt trong ô Caption Text có thể sẽ bị lỗi, tuy nhiên ở phần hiển thị thì hoàn toàn không vấn đề gì.
Như vậy sau khi thực hiện đầy đủ cả ba bước ở trên, các bạn hoàn toàn có thể gõ tiếng Việt trong Proshow mà không hề bị lỗi font. Nếu thiếu một trong ba bước ở trên, các bạn chắc chắn sẽ gặp lỗi không viết được tiếng việt trong Proshow Producer. Do đó các bạn cần phải đảm bảo rằng đã cài đặt font chữ VNI, đã bật bảng mã VNI Windows và đã chọn font chữ VNI trên phần mềm Proshow thì bạn sẽ gõ được tiếng Việt có dấu trên phần mềm này.
Cách Để Bạn Có Thể Viết Tiếng Việt Trong Proshow Producer 6
Phần mềm Proshow Producer 6 là gì?
Proshow Producer 6 chính là phiên bản được nâng cấp từ phần mềm Proshow Producer hiện nay. Đây chính là 1 phần mềm giúp bạn sáng tạo ra những video ảnh theo ý tưởng của mình. Với rất nhiều hiệu ứng đẹp, lôi cuốn, độc đáo vào hấp dẫn. Proshow Producer chính là công cụ hỗ trợ đắc lực cho người làm Studio hiện nay.
Khi sử dụng Proshow Producer 6 bạn có thể kết hợp các văn bản và hình ảnh với nhau. Cùng với đó là những âm thanh sống động và hiệu ứng đẹp mắt. Ngoài ra, các bạn cũng có thể viết chữ theo định dạng chữ hoa hay chữ thường. Đặc biệt, bạn còn được phép viết tiếng việt trong Proshow Producer 6. Cách viết chữ Việt trong Proshow Producer 6 sẽ được chúng tôi hướng dẫn ở phần sau của bài viết.
Một số tính năng độc đáo của Proshow Producer 6
Tính năng tạo ra những hiệu ứng sáng tạo hay khung ảnh đặc biệt.
Tính năng thực hiện theo bộ lọc, điều này khiến cho việc trình chiếu video của bạn dễ dàng hơn.
Cung cấp tính năng bao gồm 45 bộ lọc lớp để thực hiện cho video và ảnh. Điều này khiến cho các chuyển động trở lên hấp dẫn và thú vị hơn rất nhiều.
Bộ lọc chuyển động giúp người dùng có thể chỉnh sửa hiệu ứng một cách tự động.
Công cụ màu sắc đa dạng giúp bạn sáng tạo hơn với việc trình chiếu của mình.
Đầu ra 4K với chất lượng hình ảnh và âm thanh chuẩn, chất.
Xuất bản video theo lịch sử thao tác trên Proshow Producer 6.
Cách viết tiếng việt trong Proshow Producer 6
Để có thể viết tiếng việt trong Proshow Producer 6 một cách đơn giản nhất. Bạn hãy làm theo đúng các bước hướng dẫn của New-Weekend sau đây:
Bước 1: Tải và cài đặt Unikey trên máy tính
Tuy nhiên, phần đa hiện nay các máy tính đều được cài đặt unikey. Nếu máy tính của bạn nào đã cài đặt ứng dụng này rồi thì bạn hãy bỏ qua bước này. Sau đó, bạn sẽ mở và điều chỉnh Unikey như sau:
Phần bảng mã: Bạn để VNI Windows.
Kiểu gõ: Telex.
Phím chuyển: Ctrl + Shift.
Bước 2: Tải về Font VNI
Bước 3: Thao tác trên Proshow Producer
Bước tiếp theo, bạn sẽ tiến hành mở phần mềm Proshow Producer 6 đã cài đặt ở máy tính lên. Sau đó, bạn sẽ thêm ảnh vào để bắt đầu việc tạo video theo ý mình. Tiếp tới, bạn sẽ chọn vào ảnh mà mình muốn viết chữ vào đó. Sau khi chọn ảnh xong, bạn kích vào Edit Slide.
Bước 4: Chọn kiểu chữ
Sau khi chọn Font chữ VNI Cooper xong bạn sẽ chèn vào ảnh có ô Selected Caption Text. Tại đây, bạn sẽ chọn viết bất kỳ 1 chữ tiếng việt nào vào đó. Kết quả là bạn đã viết tiếng việt trong Proshow Producer 6 thành công.
Cách Viết Y Và I Trong Tiếng Việt
Trong những tranh luận về tiếng Việt, nhất là về chính tả, hẳn chúng ta đã được đọc nhiều bài viết về cách dùng hai chữ cái “i” và “y” trong nhiều năm qua. Cuộc tranh luận này dường như còn lâu lắm mới đến hồi kết thúc. Bài viết này không nhằm đưa ra một tranh luận mới, mà chỉ xin đưa ra một cái nhìn chung và những dữ kiện khách quan về vấn đề này.
Người viết bài đã sinh hoạt trong Ban Đại Diện các Trung Tâm Việt Ngữ Nam California từ tám năm nay với các Khoá Huấn Luyện và Tu Nghiệp Sư Phạm hằng năm vào mùa hè. Trong Khoá HLTNSP năm 2003, nhân nói chung về những điểm vô lý trong chính tả tiếng Việt, chúng tôi cũng có đưa ra một số nhận xét về cách dùng i và y một cách khái quát. Gần đây hơn, vào Khoá HLTNSP năm 2011, trong một lớp nói về cách phát âm phụ âm của học sinh Mỹ gốc Việt, chúng tôi cũng được vài khoá sinh hỏi về cách dùng hai chữ này. Chúng tôi đã dùng cách “khôi hài hoá” vấn đề và trả lời như sau:
Cách dùng i hay y là tuỳ theo sự việc mà từ ngữ diễn tả. Khi hai vợ chồng bỏ nhau mà làm thủ tục êm xuôi, nhanh chóng, thì viết là li dị; nếu thủ tục rườm rà, có nhiều tranh chấp, kéo dài thời gian, thì viết là ly dỵ. Người chữa bệnh lâu năm, có nhiều kinh nghiệm thì gọi là bác sỹ; kẻ mới ra trường y khoa, chưa có kinh nghiệm, thì gọi là bác sĩ. Cũng vậy, loại bánh baguette dài thì viết là bánh mỳ, còn loại bánh ngắn thì viết là bánh mì, v.v. Cứ theo cách này, chúng ta sẽ tha hồ mà có muôn ngàn từ ngữ với i và y để diễn tả những khác biệt tinh tế về ý nghĩa của tiếng Việt.
Nhưng đấy chỉ là nói đùa cho vui mà thôi. Nếu nghiêm chỉnh mà nhìn vào vấn đề của i và y thì chúng ta thấy được những gì? Trước khi vào chuyện, chúng tôi xin được phép không đồng ý với một ý kiến là cách phát âm của i và y khác nhau. Theo ý kiến này, i đọc ngắn lại còn y đọc dài ra. Xin quý vị thử nghĩ, chúng ta có đọc ngắn chữ i trong chữ ti tiện và đọc dài chữ y trong chữ công ty không? Đó là chưa nói đến có một số chữ mà xem ra viết với i hay y cũng đều được chấp nhận, không nhiều thì ít, như quí báu hay quý báu (hay lại theo cái kiểu, quí có nghĩa là quí in ít, còn quý là quý nhiều nhiều?!!), hoặc là lâm li hay lâm ly, v.v…
Khi bàn đến ngôn ngữ, nếu chúng ta có thể dẫn chứng một vài ngôn ngữ khác để rộng đường dư luận thì cũng là một điều hay. Không riêng gì tiếng Việt mà tiếng Anh xem chừng cũng khá lúng túng với i và y. Trong một cuộc trao đổi ý kiến với một đồng nghiệp của chúng tôi là giáo sư Lâm Lý Trí, ông đưa ra một ví dụ trong tiếng Anh mà tôi rất lấy làm tâm đắc. Ông bảo ngay trong chữ city của tiếng Anh cũng đã có hai chữ đó sống chung hoà bình với nhau. Chúng ta biết rằng tiếng Anh là thứ tiếng có trọng âm (stress), và trong chữ city vần đầu có trọng âm. Nhưng như vậy thì hoá ra vần ci- có trọng âm phải đọc chữ i kéo dài, còn vần -ty không có trọng âm thì phải đọc chữ y ngắn lại hay sao? Và như vậy thì ngược với ý kiến trong tiếng Việt mà chúng tôi đã nêu trên.
Chúng tôi xin đưa thêm một ví dụ trong tiếng Anh nữa để chúng ta thấy là i và y thật ra có thể thay thế lẫn nhau trong rất nhiều trường hợp. Trong tiếng Anh, một trong những tiền tố (prefix) phủ định là dis-, có thể thấy trong rất nhiều chữ như disrespectful, dishonest, discontinue, v.v. Thế nhưng, đùng một cái, chúng ta thấy chữ dysfunctional viết với chữ y. Như vậy thì tiền tố dys- này có đọc dài hơn với tiền tố dis- hay không? Chắc quý vị đã có câu trả lời.
Trở lại với tiếng Việt, đặc biệt là chính tả tiếng Việt, chúng tôi xin nêu ra hai đặc tính căn bản trong chính tả, áp dụng không những cho chính tả tiếng Việt, mà cho bất cứ thứ tiếng nào có hệ thống chữ viết. Đặc tính thứ nhất của chính tả là tính tuỳ tiện (arbitrariness). Theo đặc tính này, người nói ấn định một dấu hiệu nào đó trong cách viết để biểu hiện một âm, một vần hay một chữ nào đó trong cách nói. Thí dụ như trong chính tả tiếng Việt, chữ p là để biểu hiện âm /p/. Sự biểu hiện này chỉ đúng với tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp, v.v…, nhưng lại chẳng có nghĩa lý gì với một số tiếng khác.
Chẳng hạn như trong tiếng Tagalog (dùng ở Phi-luật-tân), chữ p có âm /f/ (như trong chữ pamilya, có nghĩa là gia đình), còn trong tiếng Nga, chữ p lại có âm /r/ (như trong chữ роза, có nghĩa là hoa hồng). Đấy, chính tả tuỳ tiện là ở chỗ đó. Không có chân lý tuyệt đối trong chính tả.
Đặc tính thứ nhì của chính tả là tính ước lệ (conventionality). Sau khi đã tuỳ tiện quy ước một dấu hiệu nào đó trong cách viết là để biểu hiện cho một âm, một vần, một chữ nào đó trong tiếng nói, những người cùng dùng chung một ngôn ngữ đồng ý với nhau về quy ước đó và cứ như vậy mà áp dụng. Tính ước lệ cũng thấy trong nhiều lãnh vực khác, như các bảng chỉ dấu hiệu đi đường.
Chúng ta đã quá quen với những bảng dấu hiệu đó và chỉ hiểu mỗi dấu hiệu theo một nghĩa duy nhất (theo ước lệ), mà không thể, hay không muốn hiểu theo một nghĩa nào khác nữa. Lấy ví dụ như tấm bảng mà chúng ta hiểu rằng “Thường có nai băng ngang” để cẩn thận trong khi lái xe trên những con đường ở vùng quê. Nhưng có thể có người lại muốn hiểu là “Ở đây có bán thịt nai” thì sao?!!
Biết được hai đặc tính của chính tả nói chung rồi, bây giờ chúng ta nhìn lại nguồn gốc của chính tả tiếng Việt. Chúng ta ai cũng biết là mẫu tự tiếng Việt dựa vào mẫu tự La-tinh, do một số nhà truyền đạo đem đến nước ta trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ. Những nhà truyền giáo này nói tiếng Pháp, tiếng Ý, tiếng Bồ-đào-nha, tiếng Tây-ban-nha, v.v. cho nên những quy ước trong chính tả tiếng Việt phần lớn dựa vào quy ước chính tả trong những thứ tiếng đó. Có những quy ước hợp lý, cũng có những quy ước vô lý, nên chính tả tiếng Việt thừa hưởng cả hai loại quy ước đó.
Trước hết, chúng ta cần trả lời câu hỏi có tính chất căn bản, i và y là nguyên âm hay là bán nguyên âm? Xét qua cách cấu tạo vần trong tiếng Việt, và cách thể hiện những vần đó qua chính tả, chúng ta phài trả lời là i có thể dùng như nguyên âm và cũng có thể dùng như bán nguyên âm; y cũng vậy, vừa dùng như nguyên âm, vừa như bán nguyên âm trong chính tả tiếng Việt.
Lấy ví dụ, i được dùng như nguyên âm trong những chữ đi, si, chia, chịu, v.v… Nó được dùng như bán nguyên âm trong những chữ như hai, coi, tươi, v.v.
Về phần y, chữ cái này được dùng như nguyên âm trong những chữ ý, quý, ỷ lại, v.v…, và được dùng như bán nguyên âm trong những chữ nguyên, yên, hay v.v…
Rắc rối thật, phải không quý vị? Chẳng trách gì có một số người muốn bỏ phức chữ y đi, để “tiếng Việt càng ngày càng trong sáng” hơn! Thế nhưng sẽ có những người “bảo thủ” bắt bẻ, Nếu bỏ y đi thì tính sao với những chữ như thuý, tận tụy, phát huy, v.v…?!!! Bỏ thì thương, vương thì tội, rõ ràng là thế.
Nếu xét qua những thứ tiếng như Pháp, Ý, Tây-ban-nha, Bồ-đào-nha, là những thứ tiếng mà chính tả được dựa vào để làm nên chính tả tiếng Việt, chúng ta sẽ thấy những thứ tiếng này cũng dùng i và y, có khi là nguyên âm, có khi là bán nguyên âm, y hệt như trong chính tả tiếng Việt vậy. Chẳng hạn như trong tiếng Tây-ban-nha và tiếng Pháp, có quy luật là hễ âm /i/ viết thành một chữ riêng biệt thì phải viết với y (và tiếng Việt của chúng ta cũng y như thế!)
Ví dụ: María y Juan (Maria và Juan – tiếngTây-ban-nha)Ça y est! (Vậy đó! Xong rồi – tiếng Pháp)
Hay trong tiếng Tây-ban-nha, i và y đều có thể dùng như bán nguyên âm trong những trường hợp khác nhau. Ví dụ như trong chữ bien (nghĩa là hay, tốt đẹp), i được dùng như bán nguyên âm (tựa như chữ biên trong tiếng Việt vậy). Còn trong chữ huyen (có nghĩa là họ chạy trốn), y được dùng như bán nguyên âm (tựa như chữ huyên trong tiếng Việt).Tuy nhiên, nhập gia thì tuỳ tục, khi vào đến chính tả tiếng Việt, ngoài những nét tương đồng với các thứ tiếng gốc La-tinh nói trên, i và y cũng được dùng theo một số quy ước riêng chỉ áp dụng cho tiếng Việt. Để tóm tắt một cách có hệ thống, sau khi quan sát cách dùng i và y trong chính tả tiếng Việt, chúng ta có thể thấy có những quy luật chính tả sau đây:
I. Cách dùng chữ i.
Chữ i được dùng trong những trường hợp sau:
1. Dùng như nguyên âm đơn theo sau một phụ âm: mi, đi, phi, thi, mít, thịt, v.v…
2. Dùng như nguyên âm chính trong một nhị trùng âm: chia, chịu, quít, quì, v.v…
3. Dùng như bán nguyên âm đầu trong một nhị trùng âm: tiếc, kiếm, thiệp, v.v…
4. Dùng như bán nguyên âm sau trong một nhị trùng âm: hai, mái, coi, hơi, cúi, v.v…
5. Dùng như bán nguyên âm đầu trong một tam trùng âm: chiếu, tiêu, kiểu, v.v…
6. Dùng như bán nguyên âm sau trong một tam trùng âm: cười, tuổi, chuối, v.v…
II. Cách dùng chữ y.
Chữ y được dùng trong những trường hợp sau:
1. Dùng như nguyên âm trong những chữ chỉ có nguyên âm (không có phụ âm trước hay sau): y, ỷ, ý, v.v…
2. Dùng như nguyên âm chính trong một nhị trùng âm có chứa bán nguyên âm /w/ (biểu hiện bằng chữ u): quý, thuý, luỹ, suýt, v.v…
3. Dùng như bán nguyên âm đầu trong môt nhị trùng âm trong những chữ không bắt đầu bằng một phụ âm: yến, yếm, yết, v.v…
4. Dùng như bán nguyên âm đầu trong một tam trùng âm trong những chữ không bắt đầu bằng một phụ âm: yêu, yểu, yếu, v.v…
5. Dùng như bán nguyên âm thứ nhì trong một tam trùng âm: nguyên, quyết, chuyện, v.v…
6. Dùng như bán nguyên âm sau trong một nhị trùng âm: hay, đây, xay, v.v…
7. Dùng như bán nguyên âm sau trong một tam trùng âm: quay, xoay, quậy, v.v…
Quan sát cách dùng của i và y, chúng ta thấy y dùng nhiều hơn i trong một trường hợp, và có vài cách dùng của hai chữ cái này có vẻ trùng hợp nhau. Đó là lý do một số người muốn giản lược cách dùng, gộp hai thành một là vậy.Tuy nhiên, có trường hợp i và y được “giao phó” cho một nhiệm vụ là phân biệt cách phát âm. Nhìn vào cách dùng (4) của i và cách dùng (6) của y, chúng ta thấy cấu trúc vần như nhau, nghĩa là nguyên âm + bán nguyên âm. Nếu đem hai chữ hai và hay ra so sánh, chúng ta sẽ thấy “nhiệm vụ” của i và y quan trong như thế nào. Tuy hai chữ hai và hay khác nhay ở cách viết i và y, sự thật là chỗ khác nhau trong cách đọc không phải ở i và y, mà là ở cách đọc chữ a đứng trước. Vô hình chung, có một quy ước như thế này:
* Khi a có i theo sau, ta có nguyên âm a đọc mở, hơi dài, như trong chữ tai, sai, cai, v.v…
* Khi a có y theo sau, ta có nguyên âm ă đọc ngắn lại, như trong chữ tay, say, cay, v.v… (viết là a mà kỳ thực là đọc như ă).
Một công dụng khác của i và y là giúp phân biệt hai loại nhị trùng âm cùng dùng chữ u trong chính tả, nhưng có khi u là nguyên âm, có khi là bán nguyên âm. Lại thêm một quy ước về i và y nữa. Quy ước đó như sau:
* Trong một nhị trùng âm mà u là nguyên âm và i là bán nguyên âm, nhị trùng âm đó sẽ viết là ui: cúi, túi, lui, v.v…
* Trong một nhị trùng âm mà u là bán nguyên âm và i là nguyên âm, nhị trùng âm đó sẽ viết là uy, thuý, quý, luỹ, suy, v.v…
Nên nhớ, đây cũng chỉ là những quy ước thôi, và quy ước nào cũng có thể sửa đổi. Tuy nhiên, qua các quy ước này, chúng ta cũng có thể thấy là i và y khá có ích trong việc giúp phân biệt cách phát âm hay sự khác nhau giữa nguyên âm và bán nguyên âm.
Đọc đến đây, chắc sẽ có một số quý vị phàn nàn, Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi!Nhưng câu chuyện này đi đến đâu? Giải quyết thế nào?
Xin thưa, quan điểm của chúng tôi là không sửa đổi, cải cách gì cả. Khi viết, chúng ta nên theo đa số, cách nào nhiều người dùng hơn thì chúng ta dùng (nếu chúng ta không muốn lập dị). Chúng ta cũng có thể tham khảo một số từ điển của những tác giả có uy tín để làm điểm tựa. Đành rằng cách dùng i và y phô ra nhiều điểm không hợp lý, nhưng còn biết bao nhiêu điều chưa hợp lý trong chính tả tiếng Việt đang chờ được giải quyết nữa? Xin đơn cử một ví dụ, chỉ với một âm /k/ mà chính tả tiếng Việt cần đến ba chữ cái là c, k và q để biểu hiện. Tại sao không viết kon ká thay vì con cá nếu cá chữ nào cũng có thể đọc ra cùng một âm /k/? Hay tại vì cách viết kon ká có vẻ “khó koi”?!! Nếu phải cải cách cách dùng ba chữ cái phụ âm này (chỉ dùng một chữ k cho tất cả các trường hợp), chắc chúng tôi sẽ viết ra một câu chuyện nhỏ như sau: Kô Kúk kwa nhà anh Kường rủ anh đi kâu ká. Anh Kường kẹt phải đi làm kiếm tiền nuôi lũ kon kòn nhỏ nên phải kiếu từ. Kô Kúk nghĩ anh Kường kiếm kớ không muốn kwen kô. Phen này kô Kúk kwuyết chinh phục trái tim khô kứng kủa anh Kường, để không hổ mặt giới hồng kwuần nhi nữ!
Về ngôn ngữ, chúng tôi quan niệm là nó cũng bất toàn như biết bao điều bất toàn khác chung quanh chúng ta. Chúng tôi thường nghĩ đến việc cải cách chính tả như việc phái nữ (và cả phái nam) thích sửa sắc đẹp. Sửa xong cái mũi rồi, thấy đôi mắt chưa được to cho lắm, phải sửa thêm mắt. Sửa mắt rồi, thấy đôi môi chưa được chúm chím, lại phải bơm môi. Chuyện sửa sắc đẹp chắc cũng chẳng khác chi chuyện dài i và y, phải không quý vị? Thôi thì trời sinh sao để vậy. Cái đẹp lâu bền chính là cái đẹp tự nhiên.
GS Trần Chấn TríUniversity of California, Irvine
Hướng Dẫn Sử Dụng Unikey Và Cách Gõ Tiếng Việt Có Dấu Cấu Hình Unikey
Hướng dẫn sử dụng Unikey
Để bật chức năng gõ tiếng Việt thì rất là đơn giản, bạn chỉ cần bấm chuột trái vào chữ V hoặc E ở phía góc phải của thanh Taskbar là sẽ gõ được tiếng Việt. (Gợi ý: thanh Taskbar là một thanh nằm ngang phía bên dưới màn hình máy tính). Phím tắt để bật/tắt chức năng gõ tiếng việt : Ctrl + Shift (bấm giữ cùng lúc 2 phím).
Bấm chuột trái vào Chữ E sẽ chuyển thành chữ V để bật bộ gõ tiếng Việt. Bấm vào chữ V sẽ chuyển thành chữ E để tắt bộ gõ tiếng Việt.
Hướng dẫn Cách gõ tiếng Việt có dấu (kiểu gõ Telex)
Ví dụ : để gõ được chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì sẽ gõ như sau: Coongj hoaf xax hooij chur nghiax Vieetj Nam
Với hướng dẫn trên bạn có thể hoàn toàn tự mình gõ tiếng Việt với phần mềm Unikey rồi.
Hướng dẫn một số cài đặt nâng cao với Unikey
Để thiết lập thêm các tính năng hữu ích khác của Unikey bạn bấm chuột phải vào biểu tượng chữ V hoặc E trên thanh Taskbar và bấm chuột trái vào Bảng điều khiển để mở Unikey lên.
Sau khi Unikey được mở lên bạn bấm chuột trái vào nút Mở rộng như hình bên dưới.
Cửa sổ mở rộng của Unikey hiện ra bao gồm các tính năng như: Bật chế độ kiểm tra chính tả, Cho phép gõ tắt, Bật hộp thoại này khi khởi động, Khởi động cùng Windows, ….
Để thiết lập Unikey về cài đặt ban đầu bạn chỉ cần bấm vào nút Mặc định trong bảng cấu hình bên trên.
Chú ý: Nếu bạn bấm vào nút Kết thúc trong bàng điều khiển trên, Unikey sẽ bị Tắt đi. Để bật lại Unikey bạn cần khởi động lại Unikey bằng cách bấm vào icon Unikey trên màn hình máy tính. Nếu không thấy icon unikey trên màn hình máy tính thì hãy tham khảo hướng dẫn hiện Unikey trên màn hình máy tính – Desktop .
Sau khi bạn cấu hình xong bấm Đóng để tắt bảng cấu hình nâng cao của Unikey.
Hướng dẫn chuyển đổi font chữ trong Unikey
Đôi khi trong công việc văn phòng, chúng ta cần chuyển đổi một đoạn hoặc một văn bản qua lại giữa các font thuộc các bảng mã khác nhau ( thông thường là đổi từ bảng mã TCVN3 font .Vn và VNI sang Unicode). Có một cách chuyển đổi rất nhanh là sử dụng tính năng chuyển đổi font chữ của Unikey.
Sau khi có được font chữ trên file nguồn, bạn làm như sau:
Copy toàn bộ nội dung file nguồn đang lỗi font (có thể dùng tổ hợp phím Ctrl + C).
Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + F6.
Mở một file tài liệu mới nhấn Ctrl + V để paste đoạn văn bản đã chuyển mã vào file mới.
Hướng dẫn sửa lỗi Unikey không gõ được tiếng Việt
Việc Unikey không gõ được tiếng Việt có nhiều nguyên nhân gây ra. Phổ biến nhất là do phiên bản đã cài không tương thích với hệ điều hành đang sử dụng. Hoặc chính bản Unikey đang dùng bị lỗi. Cách tốt nhất và nhanh nhất trong trường hợp này là người dùng nên tải lại Unikey phiên bản mới nhất, tương thích với mọi nền tảng về máy và cài đặt lại.
Nếu không thành công, bạn có thể thử những cách sau:
Kiểm tra lại bảng mã xem đã đúng Unikey tổ hợp, hoặc Unikey dựng sẵn chưa.
Kiểm tra đúng kiểu gõ chưa.
Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift để chuyển chế độ gõ Anh – Việt, Việt – Anh.
Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Cách Viết Tiếng Việt Có Dấu Trong Proshow Producer Chi Tiết trên website Deedee-jewels.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!