Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Để Bạn Có Thể Viết Tiếng Việt Trong Proshow Producer 6 mới nhất trên website Deedee-jewels.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Phần mềm Proshow Producer 6 là gì?
Proshow Producer 6 chính là phiên bản được nâng cấp từ phần mềm Proshow Producer hiện nay. Đây chính là 1 phần mềm giúp bạn sáng tạo ra những video ảnh theo ý tưởng của mình. Với rất nhiều hiệu ứng đẹp, lôi cuốn, độc đáo vào hấp dẫn. Proshow Producer chính là công cụ hỗ trợ đắc lực cho người làm Studio hiện nay.
Khi sử dụng Proshow Producer 6 bạn có thể kết hợp các văn bản và hình ảnh với nhau. Cùng với đó là những âm thanh sống động và hiệu ứng đẹp mắt. Ngoài ra, các bạn cũng có thể viết chữ theo định dạng chữ hoa hay chữ thường. Đặc biệt, bạn còn được phép viết tiếng việt trong Proshow Producer 6. Cách viết chữ Việt trong Proshow Producer 6 sẽ được chúng tôi hướng dẫn ở phần sau của bài viết.
Một số tính năng độc đáo của Proshow Producer 6
Tính năng tạo ra những hiệu ứng sáng tạo hay khung ảnh đặc biệt.
Tính năng thực hiện theo bộ lọc, điều này khiến cho việc trình chiếu video của bạn dễ dàng hơn.
Cung cấp tính năng bao gồm 45 bộ lọc lớp để thực hiện cho video và ảnh. Điều này khiến cho các chuyển động trở lên hấp dẫn và thú vị hơn rất nhiều.
Bộ lọc chuyển động giúp người dùng có thể chỉnh sửa hiệu ứng một cách tự động.
Công cụ màu sắc đa dạng giúp bạn sáng tạo hơn với việc trình chiếu của mình.
Đầu ra 4K với chất lượng hình ảnh và âm thanh chuẩn, chất.
Xuất bản video theo lịch sử thao tác trên Proshow Producer 6.
Cách viết tiếng việt trong Proshow Producer 6
Để có thể viết tiếng việt trong Proshow Producer 6 một cách đơn giản nhất. Bạn hãy làm theo đúng các bước hướng dẫn của New-Weekend sau đây:
Bước 1: Tải và cài đặt Unikey trên máy tính
Tuy nhiên, phần đa hiện nay các máy tính đều được cài đặt unikey. Nếu máy tính của bạn nào đã cài đặt ứng dụng này rồi thì bạn hãy bỏ qua bước này. Sau đó, bạn sẽ mở và điều chỉnh Unikey như sau:
Phần bảng mã: Bạn để VNI Windows.
Kiểu gõ: Telex.
Phím chuyển: Ctrl + Shift.
Bước 2: Tải về Font VNI
Bước 3: Thao tác trên Proshow Producer
Bước tiếp theo, bạn sẽ tiến hành mở phần mềm Proshow Producer 6 đã cài đặt ở máy tính lên. Sau đó, bạn sẽ thêm ảnh vào để bắt đầu việc tạo video theo ý mình. Tiếp tới, bạn sẽ chọn vào ảnh mà mình muốn viết chữ vào đó. Sau khi chọn ảnh xong, bạn kích vào Edit Slide.
Bước 4: Chọn kiểu chữ
Sau khi chọn Font chữ VNI Cooper xong bạn sẽ chèn vào ảnh có ô Selected Caption Text. Tại đây, bạn sẽ chọn viết bất kỳ 1 chữ tiếng việt nào vào đó. Kết quả là bạn đã viết tiếng việt trong Proshow Producer 6 thành công.
Hướng Dẫn Cách Viết Tiếng Việt Có Dấu Trong Proshow Producer Chi Tiết
Gõ tiếng Việt có dấu trong Proshow tuy không phải vấn đề khó, nhưng hầu hết những ai mới sử dụng phần mềm Proshow; hoặc chưa viết tiếng Việt có dấu trên phần mềm này thì đều gặp phải tình trạng lỗi không gõ được tiếng Việt trong Proshow Producer. Vì vậy trong thời gian chia sẻ các video về Proshow vừa qua, Đỗ Bảo Nam Blog cũng đã nhận được rất nhiều các câu hỏi của các bạn xung quanh vấn đề này. Do đó, để giải đáp những thắc mắc của tất cả các bạn về cách viết tiếng Việt trong Proshow Producer, mình xin hướng dẫn các bạn chi tiết các bước thực hiện từ A đến Z để ai cũng có thể tự gõ tiếng Việt có dấu trên video mà mình đang làm.
Khi làm video bằng phần mềm Proshow, các bạn có thể sử dụng một trong hai phiên bản của phần mềm, đó là Proshow Producer và Proshow Gold. Tuy nhiên hiện nay, phần lớn các bạn đều lựa chọn phiên bản Proshow Producer bởi có nó có thêm những tính năng cao cấp hơn, được cộng đồng người dùng hỗ trợ tốt hơn và có nhiều style được chia sẻ… Và cách sử dụng của hai phiên bản này hoàn toàn tương tự nhau, do đó cách viết tiếng Việt trong Proshow Gold cũng giống như trong Proshow Producer. Vì vậy ở nội dung bài viết này, mình xin hướng dẫn các bạn trên phiên bản Proshow Producer, còn đối với Proshow Gold, các bạn thực hiện hoàn toàn tương tự
Video hướng dẫn cách gõ tiếng Việt có dấu trong Proshow Producer
Cách viết tiếng việt trong Proshow Producer không bị lỗi
Ở các video chia sẻ về Proshow Producer của Đỗ Bảo Nam Blog, mình nhận được rất nhiều thắc mắc của các bạn về vấn đề không viết được tiếng Việt trong Proshow Producer. Đây là một lỗi thường gặp khi sử dụng Proshow mà rất nhiều người đã từng trải qua, cách khắc phục lỗi này khá đơn giản, các bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 01: Cài đặt font chữ VNI cho máy tính
Để có thể gõ tiếng Việt trong Proshow Producer cũng như Proshow Gold, trước hết các bạn cần phải cài đặt font chữ VNI vào máy tính. Tuy nhiên trước khi cài thêm font chữ VNI cho máy tính, các bạn cần tải font VNI về máy, sau đó copy toàn bộ các font chữ này vào ổ C, thư mục Windows/Fonts. Video hướng dẫn
Bước 02: Bật bảng mã VNI Windows trên Unikey
Theo cá nhân mình, các bạn nên sử dụng bộ gõ tiếng Việt Unikey vì nó có nhiều ưu điểm, như miễn phí, gọn nhẹ, cách sử dụng đơn giản… Ngoài ra, các bạn có thể sử dụng bộ gõ Vietkey để gõ tiếng Việt. Với cả hai bộ gõ này, các bạn cần bật bảng mã VNI Windows để có thể viết tiếng Việt có dấu trong Proshow mà không bị lỗi.
Bước 03: Chọn font chữ VNI trên phần mềm Proshow
Bước cuối cùng để gõ tiếng Việt trong Proshow, các bạn cần phải chọn font chữ trên phần mềm là font VNI. Khi đã chọn font chữ VNI, các bạn gõ tiếng Việt trong ô Caption Text có thể sẽ bị lỗi, tuy nhiên ở phần hiển thị thì hoàn toàn không vấn đề gì.
Như vậy sau khi thực hiện đầy đủ cả ba bước ở trên, các bạn hoàn toàn có thể gõ tiếng Việt trong Proshow mà không hề bị lỗi font. Nếu thiếu một trong ba bước ở trên, các bạn chắc chắn sẽ gặp lỗi không viết được tiếng việt trong Proshow Producer. Do đó các bạn cần phải đảm bảo rằng đã cài đặt font chữ VNI, đã bật bảng mã VNI Windows và đã chọn font chữ VNI trên phần mềm Proshow thì bạn sẽ gõ được tiếng Việt có dấu trên phần mềm này.
Tìm Hiểu Hư Từ Trong Tiếng Việt Để Viết Đúng, Nói Đúng Và Hay Hơn
Trong hệ thống từ loại tiếng Việt, hư từ không mang ý nghĩa từ vựng mà chỉ biểu hiện các ý nghĩa ngữ pháp. Nó được dùng theo lối đi kèm với thực từ để thiết lập các mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng do thực từ diễn đạt. Nó cũng không thể đảm nhiệm vai trò thành phần chính trong cấu tạo của cụm từ và của câu. Mặc dù vậy, nó đặc biệt cần thiết và quan trọng trong hoạt động ngôn ngữ, nhất là ở tiếng Việt, một ngôn ngữ dùng hư từ là một trong những phương thức ngữ pháp chủ yếu.
Cấu trúc thông tin là cấu trúc được xem xét ở bình diện dụng học, nó gắn bó chặt chẽ với người sử dụng và hoàn cảnh giao tiếp. Theo lí thuyết cấu trúc thông tin, mỗi câu thường gồm một phần tin cũ và một phần tin mới. Ranh giới hai phần tin này thường được nhận biết qua một số phương tiện như trật tự từ, ngữ điệu, tỉnh lược…, ngoài ra, hư từ cũng là một công cụ trọng yếu.
Trên cơ sở tiếp cận lí thuyết về hư từ tiếng Việt, bài viết này đặt ra nhiệm vụ xem xét vai trò của hư từ trong cấu trúc thông tin của câu ở các phương diện: báo hiệu phần tin mới, nhấn mạnh tiêu điểm thông tin, phân chia ranh giới tin cũ – tin mới. Từ đó khẳng định đối với tiếng Việt, một ngôn ngữ đơn lập điển hình, công dụng to lớn của hư từ không chỉ được khẳng định ở bình diện ngữ pháp hay ngữ nghĩa mà còn ở cả bình diện ngữ dụng.
Vai trò chung của hư từ trong tiếng Việt
Trong tiếng Việt, hư từ tuy chiếm một số lượng không lớn so với thực từ, nhưng lại đóng vai trò quan trọng ở nhiều phương diện và được sử dụng với tần số cao. Từ xưa đến nay, trong các công trình nghiên cứu về ngữ pháp, đặc biệt là bình diện kết học, vai trò của hư từ đã được ở khẳng định ở mức độ tuyệt đối (bổ sung các ý nghĩa ngữ pháp cho thực từ, đánh dấu chức năng cú pháp và đặc điểm từ loại của từ, thể hiện các quan hệ ngữ pháp trong cụm từ, trong câu). Không chỉ vậy, ở bình diện ngữ nghĩa hay ngữ dụng, gần đây cũng đã có một số công trình đề cập đến chức năng của hư từ ở các phương diện khác nhau (đánh dấu các vai nghĩa, thể hiện các ý nghĩa tình thái (bình diện ngữ nghĩa) hay chức năng làm kết tử, tác tử trong lập luận, chức năng đánh dấu cấu trúc đề – thuyết, đánh dấu phần tin mới trong cấu trúc thông tin của câu (bình diện dụng học).
Hư từ không có ý nghĩa từ vựng, tức là không thể gắn với chức năng tri nhận và định danh các sự vật, việc, hiện tượng… trong thực tế khách quan. Nó chỉ biểu hiện các ý nghĩa ngữ pháp và được dùng theo lối đi kèm với thực từ để thiết lập các mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng do thực từ diễn đạt. Vì thế, nó cũng không thể đảm nhiệm vai trò thành phần chính trong cấu tạo của cụm từ và của câu. Mặc dù vậy, nó đặc biệt cần thiết và quan trọng trong hoạt động ngôn ngữ, nhất là ở tiếng Việt, một ngôn ngữ dùng hư từ là một trong những phương thức ngữ pháp chủ yếu. Ví dụ:
(1) Nó đang đọc cuốn sách mới.
Trong ví dụ này, đang là một hư từ làm dấu hiệu chỉ thời gian. Nó đi kèm với từ đọc, làm thành tố phụ cho từ đó và tạo thành cụm từ đang đọc cuốn sách mới (cả cụm này làm vị ngữ của câu).
Trên cơ sở tiếp cận lí thuyết về hư từ tiếng Việt, bài viết này đặt ra nhiệm vụ xem xét vai trò của hư từ tiếng Việt trong cấu trúc thông tin của câu, từ đó khẳng định đối với tiếng Việt, một ngôn ngữ đơn lập điển hình, vai trò của hư từ không chỉ được khẳng định ở bình diện ngữ pháp hay ngữ nghĩa mà còn ở cả bình diện ngữ dụng.
Vai trò của hư từ trong cấu trúc thông tin
Cấu trúc thông tin là cấu trúc được xem xét ở bình diện dụng học, nó gắn bó chặt chẽ với người sử dụng và hoàn cảnh giao tiếp. Theo lí thuyết cấu trúc thông tin, mỗi câu thường gồm một phần tin cũ (tin đã biết, cái cho sẵn) và một phần tin mới (tin cần biết, cái mới). Tin cũ là phần tin mà ở thời điểm trước khi nói ra, người nói và cả người nghe đã biết, hoặc dễ dàng nhận biết trong tình huống cụ thể. Nó không có giá trị thông tin mà chỉ đóng vai trò như một tiền đề để tin mới được xác lập. Sự có mặt của nó trong phát ngôn là dấu hiệu để người nghe nhận biết một (hoặc một số) yếu tố ngôn ngữ nào đó tồn tại với tư cách là tin mới. Tin mới là phần tin lần đầu tiên được đưa vào ý thức người nghe, nó được người nói trình bày như là không thể tìm thấy ở phát ngôn đi trước hoặc không thể phục hồi qua ngữ cảnh hay ngôn cảnh. Nó nghịch đối với tin cũ và là phần có giá trị thông tin. Ranh giới giữa hai phần tin này thường được nhận biết qua một số phương tiện như trật tự từ, ngữ điệu, tỉnh lược, phép lặp hay thay thế từ ngữ, ngoài ra, hư từ cũng là một công cụ trọng yếu. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, trong cấu trúc thông tin của câu, vai trò của hư từ bộc lộ ở các phương diện sau:
Vai trò báo hiệu phần tin mới
Vai trò tiêu điểm hóa thông tin
Vai trò phân giới hai thành phần tin cũ – tin mới
Xét về vị trí hai thành phần tin cũ và tin mới trên hình tuyến trước – sau của dòng lời nói, tin cũ là điểm xuất phát, là cơ sở, là điểm tựa cho đà phát triển của tin mới nên thường có vị trí đứng trước. Trật tự này phù hợp với quá trình vận động của tư duy cũng như quy trình truyền tải thông tin và thói quen của người tiếp nhận: đi từ cái đã biết đến cái mới. Lúc này, phương tiện thể hiện ranh giới giữa hai phần tin, ngoài phép lặp từ hay thay thế bằng các từ ngữ tương đương thì hư từ là một phương tiện đắc lực. Nằm trong nhóm hư từ này là các quan hệ từ (thì, nên, vì…), chúng được xem là những dấu hiệu tích cực đánh dấu sự phân chia hai thành phần tin cũ – tin mới trong cấu trúc thông tin. Ví dụ:
(16) Giá anh ta chịu cáng đáng việc này cho thì hay quá! (…) Cáng đáng được thì được thêm bốn sào nữa, sưu thuế không phải đóng. (Nam Cao)
Trong ví dụ trên, phần in nghiêng đậm là tin cũ, được biểu hiện phép lặp lại từ ngữ của phát ngôn đi trước (cáng đáng được), còn thông tin nằm ở ngữ đoạn đứng sau trở thành tin mới. Hai thành phần tin này được phân giới bằng hư từ thì, nó được sử dụng một cách bắt buộc bởi nếu vắng nó thì cấu trúc và ý nghĩa của câu sẽ không được đảm bảo (Không thể nói: Cáng đáng được, được thêm bốn sào nữa, sưu thuế không phải đóng*).
Xét một ví dụ khác: (17) – Tại sao lại gọi là bánh ế? (…) – Nó ế vì không ai được ăn! (Trần Thị Mộng Dần)
Trong ví dụ này, hư từ vì không chỉ làm nhiệm vụ phân giới tin cũ – tin mới trong cấu trúc thông tin của câu mà còn làm nhiệm vụ giải thích nguyên nhân cho sự việc nó ế nêu ở tin cũ đứng trước. Rõ ràng, với vai trò này, hư từ vì đã hiện thực hóa quan hệ giữa hai sự việc nó ế và không ai được ăn trong phát ngôn, tạo nên sự chuyển động, sự phát triển thông tin trong lời nói.
Như đã biết, cấu trúc thông tin là kiểu cấu trúc bị chi phối chặt chẽ bởi ngữ cảnh và ý đồ giao tiếp nên không thể có một trật tự cố định cho hai thành phần tin. Sự phân bố hai thành phần trong cấu trúc thông tin được hiểu như là “sự phân bố khác nhau của năng lực giao tiếp của các thành phần trong câu. Phân bố này chịu ảnh hưởng của cấu trúc ngữ pháp, cấu trúc ngữ nghĩa và đặc biệt là của ngôn cảnh” [6, tr.247]. Theo đó, các hư từ không chỉ đảm nhiệm chức năng minh định hai thành phần tin trong những kiểu cấu trúc có trật tin cũ đứng trước, tin mới đứng sau mà còn là phương tiện phân giới trong cấu trúc có trật tự: tin mới đứng trước tin cũ. Ví dụ:
(18) – Bao giờ Quỳnh chết? Quỳnh thưa: – Bao giờ chúa thăng hà thì Quỳnh chết! (Truyện Tiếu lâm Việt Nam)
Trong ví dụ trên, phát ngôn của Quỳnh có trật tự: tin mới (bao giờ chúa thăng hà) – tin cũ (Quỳnh chết). Trật tự này được phân chia biên giới bằng hư từ thì, có tính bắt buộc để tạo ra sự liên kết logic chặt chẽ, thể hiện mối quan hệ điều kiện – hệ quả giữa hai sự việc (A là điều kiện để B trở thành hiện thực, nói cách khác B sẽ xảy ra nếu có A). Ở ranh giới này, nếu không có thì chắc chắn phát ngôn trên không thể tồn tại.
Kết luận
Tóm lại, trong cấu trúc thông tin của câu, hư từ tỏ rõ là một phương tiện quan trọng không thể thiếu vắng trong việc báo biệu phần tin mới, nhấn mạnh tiêu điểm thông tin hay làm biên giới minh định hai thành phần tin cũ – tin mới. Càng khảo sát và tìm hiểu về hư từ tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp thì những nội dung ẩn sau lớp ngôn từ bề mặt của phát ngôn càng được hé mở. Vì lẽ đó, hư từ tiếng Việt vẫn là mảnh đất màu mỡ, còn nhiều khoảng trống, cần được tiếp tục nghiên cứu.
TS. Hoàng Thị Thanh Huyền
Diệp Quang Ban (2005), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
Lê Biên (1999), Từ loại tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục.
Nguyễn Hồng Cổn (2001), Bàn thêm về cấu trúc thông báo của câu tiếng Việt, Ngôn ngữ, (5), tr.43 – 53.
Đinh Văn Đức (2010), Ngữ pháp tiếng Việt – Từ loại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nguyễn Thiện Giáp (2000), Dụng học Việt ngữ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
Cao Xuân Hạo (2004), Tiếng Việt: Sơ thảo ngữ pháp chức năng, Nxb Giáo dục.
Nguyễn Văn Hiệp (2008), Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp, Nxb Giáo dục.
Hoàng Trọng Phiến (2008), Từ điển giải thích hư từ tiếng Việt, Nxb Tri thức.
Lý Toàn Thắng (2012), Một số vấn đề lí luận ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội.
Bùi Minh Toán (2013), Hư từ tiếng Việt: Tiếp cận tích hợp từ lí thuyết ba bình diện, Từ điển học & Bách khoa thư, (3), tr.19 – 26.
Phạm Hùng Việt (2003), Trợ từ trong tiếng Việt hiện đại, Nxb Khoa học xã hội.
Nguồn: Kỉ yếu Hội thảo Quốc gia “Nghiên cứu Liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy Ngôn ngữ lần II”, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế, 2016, tr.268 – 277.
Ngày 04/8/2015, dưới sự hướng dẫn khoa học của chúng tôi BigSchool: Bùi Minh Toán, tại Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Học viện, NCS Hoàng Thị Thanh Huyền đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học với đề tài: Câu ghép tiếng Việt: cấu trúc ngữ nghĩa – cấu trúc lập luận – cấu trúc thông tin ; chuyên ngành: Ngôn ngữ học; Mã số: 62 22 02 40.
Tin và ảnh: Bích Hạnh.
Nguồn: Trang điện tử Học viện Khoa học Xã hội.
Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Phần Mềm Proshow Producer
Hướng dẫn cách sử dụng phần mềm Proshow Producer
Giờ thì bạn đã có thể nghe nhạc và có hình ảnh rồi, tuy nhiên video vẫn chưa có hiệu ứng. Nếu muốn xem thử bạn có thể nhấn vào nút Play tại phần PreView để xem trước.
Ở bước này, bạn sẽ tạo hiệu ứng giữa 2 slide ảnh (Transition). Cách làm đơn giản, bạn chỉ cần nhấn vào biểu tượng A/B giữa 2 slide và chọn hiệu ứng mà bạn thích.
Tips: Bạn có thể làm thủ công cho từng hiệu ứng chuyển site hoặc một mẹo nhỏ đó là bạn hãy nhấn vào 1 slide bất kỳ và nhấn tổ hợp phím Ctrl+A để chọn tất cả các slide.
Trong phần time slide các bạn cũng nhấn Ctrl + A rồi set thời gian cho một slide bất kỳ và các slide còn lại sẽ tự điều chỉnh cho các slide còn lại giống như thế.
Tương tự bạn cũng làm thế với thời gian chuyển ảnh, tức là thời gian để chạy hiệu ứng (Transition).
Bước 4: Tùy chỉnh cho từng Slide
Layout Setting: Bố trí và hiệu chỉnh lớp.
Adjustments: Tạo hiệu ứng masks, ánh sáng, bóng mờ…..
Tạo các chuyển động, trình diễn cho hình ảnh.
Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về phần Slide Style (phần này tương tự như phần Transition đó). Trong khung khoanh đỏ hình dưới là tất cả các hiệu ứng cho slide mà chương trình đã cung cấp sẵn.
Tại phần Aspect Tatio, bạn có thể lựa chọn kiểu màn hình vuông (4:3) hoặc màn hình rộng (16:9). Nếu như bạn up video lên Youtube thì nên chọn tỷ lệ là (16:9).
Bạn hãy thử chọn 1 Style cho một Slide và có thể xem trước các kiểu Style trên cửa sổ Preview .
Lúc này, tại phần Layers sẽ xuất hiện khá nhiều layers khác nhau. Tất cả các Layers này kết hợp lại sẽ tạo nên hiệu ứng chuyển động tuyệt đẹp cho bạn đó, sau khi đã ưng ý thì nhấn OK để hoàn tất.
Bước 5: Hướng dẫn chèn thêm chữ, sub cho video
Để chèn chữ vào trong video, bạn hãy nhấn vào lựa chọn Captions và nhấn vào dấu + . Lúc này, ở phía bên phải tại khung Selected Caption Text chính là khung cho phép bạn gõ các đoạn text vào. (khung số 2 trên hình).
Tips: Để gõ được Tiếng Việt có dấu thì bạn hãy bổ sung thêm bộ font chữ VNI.
Bạn có thể lựa chọn Font chữ, màu chữ và kích thước chữ tại phần Caption Format. Để phóng to, thu nhỏ chữ hoặc di chuyển chữ bạn có thể kéo thả trực tiếp tại cửa sổ Preview.
Tips: Ở phiên bản Proshow Producer chúng tôi trở lên thì Captions đã được nâng cấp thêm tính năng đó và có thể Convert sang kiểu layer. Bạn có thể áp dụng chuyển động 3D, chú thích mở…Cách làm như sau:
Như hình bên dưới thì Caption đã chuyển thành Layer và nó có các thuộc tính như Layer. Bước tiếp theo, bạn hãy chuyển sang tab Text Effects.
Tại đây, bạn có thể sáng tạo với các hiệu ứng của mình, tại khung khoanh đỏ bên dưới bạn hãy chỉnh theo ý thích của mình đến khi nào vừa ý, sau đó nhấn Ok.
Cuối cùng, bạn hãy nhấn vào Public để xuất ra clip. Tại đây có các lựa chọn như in ra đĩa, up lên youtube, upload lên Facebook…
Bạn đang xem bài viết Cách Để Bạn Có Thể Viết Tiếng Việt Trong Proshow Producer 6 trên website Deedee-jewels.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!